5 lực lượng lục quân hùng mạnh nhất hành tinh


 - Sở hữu đội quân hàng trăm nghìn binh sĩ, vũ khí hiện đại và hệ thống hậu cần vững vàng, lục quân Mỹ đứng đầu danh sách các nước có lực lượng trên bộ lớn mạnh nhất thế giới.
Thành viên đội biệt kích US Army Rangers. Ảnh: Americanspecialops
Thành viên đội biệt kích Mỹ. Ảnh: Americanspecialops
Mỹ
Lục quân Mỹ có 535.000 binh sĩ, trang thiết bị hiện đại và hệ thống hậu cần mạnh mẽ, theo National Interest. Quân chủng gồm 10 sư đoàn chiến đấu cùng các đơn vị hoạt động độc lập. Mỗi sư đoàn gồm 3 lữ đoàn hạng nặng, bộ binh cơ giới và bộ binh hạng nhẹ. Ngoài ra, sư đoàn còn có các lữ đoàn hỗ trợ phục vụ và chiến đấu như quân đoàn đổ bộ đường không và pháo binh. Nhân lực của mỗi lữ đoàn là khoảng 14.000 tới 18.000 binh sĩ, tùy thuộc từng đơn vị cụ thể. Lực lượng hoạt động đặc biệt của quân đội Mỹ gồm 3 tiểu đoàn biệt kích, 7 nhóm hoạt động đặc biệt, các trung đoàn không vận đặc biệt 160 và lực lượng Delta Force.
Quân đội Mỹ phát triển dựa trên hệ thống vũ khí “Big 5” từ thời hai cựu Tổng thống Jimmy Carter và Ronald Reagan. Chúng bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, trực thăng tấn công AH-64 Apache, hệ thống tên lửa phóng loạt M270 và hệ thống tên lửa Patriot.
Trung Quốc
Binh sĩ thuộc
Binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Ảnh: Chinadivide
Với 1,6 triệu quân thường trực, lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGF) của Trung Quốc là đội quân lớn nhất châu Á. PLAGF có 21 quân đoàn chính quy gồm 44 sư đoàn bộ binh, 10 sư đoàn xe tăng, 5 sư đoàn pháo bình cùng các lữ đoàn độc lập khác.
PLAGF sở hữu các hệ thống vũ khí hiện đại như 99 dòng xe tăng được tân trang trong một thập kỷ qua. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu cách triển khai loại xe tăng có sức mạnh ngang với M1 Abrams của Mỹ. PLAGF cũng đang thử nghiệm WZ-10, trực thăng tấn công đầu tiên của nước này.
Ấn Độ
Xe tăng chiến đấu T-72 trong một cuộc tập trận của lục quân Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia
Xe tăng chiến đấu T-72 trong một cuộc tập trận của lục quân Ấn Độ. Ảnh: Wikipedia
Với 1,2 triệu binh sĩ, Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu lực lượng quân đội lớn thứ hai tại châu Á. Cũng như các đơn vị vũ trang khác, lục quân Ấn Độ nằm dưới sự chỉ huy, điều hành trực tiếp của Bộ Quốc phòng. Lục quân gồm các sư đoàn sơn cước, sư đoàn bộ binh cùng lực lượng thiết giáp và bộ binh cơ giới. Được trang bị 31.500 pháo binh, 7.580 xe tăng chiến đấu, 52 phi đội máy bay và 90.000 tên lửa đất đối không, quân đội Ấn Độ đã hiện đại hóa lực lượng trong một thập kỷ qua.
Nga
T-90 là xe tăng hiện đại của quân đội Nga. Ảnh:
T-90 là xe tăng hiện đại của quân đội Nga. Ảnh: Foxtrotalpha
Lục quân Nga gồm 285.000 binh sĩ. So với thời Liên Xô, đơn vị lục quân đã bị cắt giảm nhiều, từ 4 đến 6 sư đoàn. Hiện tại, mỗi đơn vị được trang bị xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD. Ngoài ra, lục quân Nga còn sở hữu nhiều hỏa lực mạnh như xe tăng T-90, xe thiết giáp BMP-3, hệ thống rocket phóng loạt Tornado… Lục quân Nga có kinh nghiệm chiến đấu kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, từ các hoạt động chống khủng bố ở Chechnya trong đầu thập niên 90 tới tình hình hiện tại ở miền đông Ukraine.
Anh
Binh sĩ Anh. Ảnh: Telegraph
Binh sĩ Anh. Ảnh: Telegraph
Với lực lượng bộ binh nhẹ, lính dù, cùng các đơn vị tăng thiết giáp, cơ giới và không đoàn, lục quân Anh là lực lượng tác chiến tốt nhất tại châu Âu. Quân đội Anh hiện có khoảng 102.000 binh sĩ. Tới năm 2020, lực lượng đổ bộ của lục quân Anh sẽ có 7 lữ đoàn. Giống như Mỹ, quân đội Anh phát triển dựa trên sự kế thừa và nâng cấp các trang thiết bị từ thời Chiến tranh Lạnh. Lực lượng bộ binh cơ giới được trang bị xe tăng chiến đấu chiến lược Challenger II và các xe chiến đấu bộ binh Warrior.





































Nhận xét