Theo các khoa học gia trong nước và ngoại quốc, Việt nam có khoảng trên 150 loài (genera) gồm 1200 giống (species). Sở dĩ có có sự phỏng đoán như vây là vì có nhiều giống lan hãy còn ở trong những khu rừng thâm u, hoang dã, dốc núi chênh vênh, hiểm trở hay vực sâu thăm thẳm mà loài người chưa từng đặt chân đến, hoặc có những cây còn mới lạ khó lòng nhìn nhận ra được.
Bộ sưu tập hình ảnh này căn cứ vào các dữ kiện trong cuốn "The Orchids of Indochina" của Gunnar Seidenfaden, danh sách của Karel Petrzelka, "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm hoàng Hộ, "Phong Lan" của Trần Hợp, "Lan hoang dã Phú quốc" của Lý Thọ, "Báo cáo Tổng Kết" của Nông văn Duy, "List of taxa part 3" do vườn Thảo mộc Hoàng Gia Anh Quốc tại Kew, "Internet Orchid Species Photo Encyclopedia", và bổ túc lại theo những bố cáo của các khoa học gia: Leonid Averyanov và Phan kế Lộc.
Trong bộ sưu tập này có nhiều cây chưa tìm ra được hình ảnh hoặc các chi tiết cần thiết để có thể nhận diện cây lan, bởi vì tên các cây lan do các khoa học gia công bố từ thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 không được chính xác cho lắm, hoặc chỉ còn là đồng danh của loài này hay là của cây khác. Thêm vào đó nhiều khoa học gia khi công bố, vì bất đồng quan điểm cho nên không theo quy định là phải dùng tên khoa học chính thức (Official names) của người công bố trước mà lại dùng tên đồng danh (synonym) cho nên việc tìm tòi nghiên cứu rất khó khăn và phức tạp.
Thí dụ như:
Parapteroceras chỉ là đồng danh của Trachoma và Trachoma lại là đồng danh của Tuberolabium
Ascolabium chỉ là đồng danh của Ascocentrum
Acanthephippium simplex chỉ là đồng danh của Acanthephippium gougahense
Ngoài ra lại có những cây đã được đổi sang loài khác như:
Acampe bidoupense đổi sang thành Deceptor bidoupense
Aerides rubescens đổi sang thành Ascocentrum rubescens
Thêm vào đó những loài mới chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam như:
Ania, Orchipedum v.v...
Chúng tôi mong mỏi sẽ được nhiều vị thức giả tiếp tay và dần dần bổ túc những sai sót để chúng ta có một bộ sưu tập hoàn chỉnh hơn.
Bộ sưu tập hình ảnh này căn cứ vào các dữ kiện trong cuốn "The Orchids of Indochina" của Gunnar Seidenfaden, danh sách của Karel Petrzelka, "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm hoàng Hộ, "Phong Lan" của Trần Hợp, "Lan hoang dã Phú quốc" của Lý Thọ, "Báo cáo Tổng Kết" của Nông văn Duy, "List of taxa part 3" do vườn Thảo mộc Hoàng Gia Anh Quốc tại Kew, "Internet Orchid Species Photo Encyclopedia", và bổ túc lại theo những bố cáo của các khoa học gia: Leonid Averyanov và Phan kế Lộc.
Trong bộ sưu tập này có nhiều cây chưa tìm ra được hình ảnh hoặc các chi tiết cần thiết để có thể nhận diện cây lan, bởi vì tên các cây lan do các khoa học gia công bố từ thế kỷ thứ 19 và đầu thế kỷ thứ 20 không được chính xác cho lắm, hoặc chỉ còn là đồng danh của loài này hay là của cây khác. Thêm vào đó nhiều khoa học gia khi công bố, vì bất đồng quan điểm cho nên không theo quy định là phải dùng tên khoa học chính thức (Official names) của người công bố trước mà lại dùng tên đồng danh (synonym) cho nên việc tìm tòi nghiên cứu rất khó khăn và phức tạp.
Thí dụ như:
Parapteroceras chỉ là đồng danh của Trachoma và Trachoma lại là đồng danh của Tuberolabium
Ascolabium chỉ là đồng danh của Ascocentrum
Acanthephippium simplex chỉ là đồng danh của Acanthephippium gougahense
Ngoài ra lại có những cây đã được đổi sang loài khác như:
Acampe bidoupense đổi sang thành Deceptor bidoupense
Aerides rubescens đổi sang thành Ascocentrum rubescens
Thêm vào đó những loài mới chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam như:
Ania, Orchipedum v.v...
Chúng tôi mong mỏi sẽ được nhiều vị thức giả tiếp tay và dần dần bổ túc những sai sót để chúng ta có một bộ sưu tập hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng.
Bùi xuân Đáng
Nhận xét
Đăng nhận xét