Vẻ đẹp lan vani ở Khánh Hòa

Theo Viện Hàn lâm

Lan vani là một loại dây leo thực vật sống phụ sinh. Chúng được ghi nhận là loài cây đặc biệt trong họ lan có khả năng cho hương vani trong thiên nhiên. 

an Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.):  Dây leo bám lên các cây gỗ có thể đến độ cao khoảng 2-3m. Thân có màu xanh lục, đường kính gần 1cm. Lá tiêu giảm lại thành vảy nhỏ 1cm, mau rụng. Hoa tự là dạng chùm ngắn, gồm 1-3; lá đài và cánh có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3cm; cánh môi có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím; thùy 3.   Loài này hiện diện trong rừng thường xanh hoặc bán thường xanh, cao độ thấp 100-300m, phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu BTTN Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu.
Lan Vani không lá (Vanilla aphylla Bl.). Dây leo của loài này bám lên các cây gỗ độ cao khoảng 2-3 m. Thân của chúng có màu xanh lục, đường kính gần 1 cm; cánh hoa có màu xanh lục nhạt, dài khoảng 3 cm; cánh môi hoa có 3-4 sọc đỏ và lông màu tím. Loài này phân bố ở khu vực Hòn Hèo (Ninh Hòa), Suối Cát (Cam Lâm). Vani không lá còn được ghi nhận có phạm vi phân bố khá rộng trong các đai rừng dầu ven biển bán khô hạn Nam Trung Bộ kéo xuống đến Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu, Bà Rịa Vũng Tàu. Ảnh: Vũ Ngọc Long.
Lan Vani trắng (Vanilla albida Bl.):   Dây leo phân nhánh nhiều, dài 5-6m, bám trên các cây gỗ hoăc cây bụi. Thân màu xanh đậm, đường kính 0,7cm. Phiến lá dày láng, hình ellip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15cm . Hoa tự chùm, 3-6 hoa, hoa to, lá đài và cánh hoa có màu vàng lục dài 4-5cm; môi hình tam giác màu trắng, có lông. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Loài này còn được có tên gọi đồng danh là Vanilla yersiniana Guill. (để tưởng nhớ Bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915).   Loài Vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu BTTN Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa), cao độ khoảng 300-400m.
Lan vani trắng (Vanilla albida Bl.). Loài này có dây leo phân nhánh nhiều dài 5-6 m, bám trên các cây gỗ hoăc cây bụi. Thân của chúng có màu xanh đậm, đường kính 0,7 cm. Phiến lá lan vani hình ellip hơi hẹp, đầu nhọn, dài đến 15 cm. Mùa ra hoa của lan vani trắng là tháng 2-4. Loài này còn có tên gọi là đồng danh là Vanilla yersiniana Guill, để tưởng nhớ bác sỹ A.Yersin, người đã khám phá Hòn Bà năm 1915. Lan vani trắng thường hiện diện ở rừng ẩm ven suối, phân bố tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà và Ba Hồ (Ninh Hòa) ở độ cao khoảng 300-400 m. Ảnh: Trần Giỏi.
an Vani hồng (Vanilla sp.) còn được gọi là Vani Hòn Bà   Vani hồng thường mọc bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10m. Lá dày láng, hình ellip hẹp, dài gần 20 cm. Hoa tự chùm 4-5, hoa to có cấu trúc hoa tương đồng với Vani trắng, chỉ khác biệt rõ nét về màu sắc và dạng môi (môi hơi tròn và có màu hồng tím, so với Vani trắng có môi trắng, hình tam giác). Mùa ra hoa vào tháng 3-5.    Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu BTTN Hòn Bà, độ cao khoảng 500-700m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài Vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. Do có các đặc trưng hơi khác so với các loài đã được mô tả nên đang được các nhà nghiên cứu hệ thống so mẫu và phân tích với các nguồn dữ liệu để xác định danh pháp chính xác.
Lan vani hồng (Vanilla sp.). Loài này còn được gọi là vani Hòn Bà. Vani hồng thường bám trên các thân cây gỗ, dây leo rất dài trên 10 m. Lá lan dày láng, hình ellip hẹp, dài gần 20 cm. Lan vani hồng ra hoa vào tháng 3-5. Loài này có phạm vi phân bố hẹp, chỉ tìm thấy ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ở độ cao khoảng 500-700 m, hiện diện dưới tán rừng kín thường xanh cây lá rộng. Đây là loài vani mới được ghi nhận tại Khánh Hòa. Ảnh: Trần Giỏi.
an Vani nhiều lông (còn gọi Lan Vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova  Dây Lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10m, thân màu xanh đậm có đường kính gần 1cm, lóng dài 7-10 cm, có rễ ở mắt. (còn gọi là lan vani xanh). Lá có phiến dày, hình ellip, dài 15-20cm, màu lục đậm. Phát hoa phần trên của cây, mọc ở nách lá, hơi thòng xuống, hoa tự là tản phòng nở theo vòng tiếp nhau, khoảng 20 hoa. Hoa to 3-4cm, đài và cánh dày, mập hình tam giác, cong lõm xuống có màu vàng lục; môi có vân và đốm màu nâu đỏ, trên nền vàng, nhiều lông màu nâu tía; trụ hoa màu trắng. Mùa ra hoa: tháng 2-4. Cọng và bầu noãn dài 3-4,5cm, hình trụ, cong, lục đậm ở trên, trắng ở gốc. Lá đài và cánh hoa hơi trải ra, dày mập. Đài sau 3x1cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà. Đài bên 2,7x1,2cn, bầu dục thuôn, hơi nghiêng. Cánh hoa vòng ngoài 2,7x1,2cm, bầu dục thuôn, đỉnh tà, mặt lưng có một sóng lồi chạy đến gần đỉnh thì tạo thành 1 răng lồi. Cánh Môi dài 3cm, nơi rộng nhất  3cm, dính phía sau với trụ khoảng 1,5cm, tạo thành ống, phần rời bên trên tạo thành 3 thùy: 2 thùy bên rộng 1,5x1,5cm, thùy giữa 1,5 x 1,2cm, mép xếp nếp, lồi lõm, uốn lượn, một đám lông  màu tía đậm nhất là ở đáy nằm ở đầu thùy giữa, phía sau có nhiều phiến lông dẹp màu trắng xếp lớp thành một khối nằm rạp hướng về sau, dài cỡ 5mm. Trụ cao 2cm, hơi cong, màu trắng với gốc lục vàng, mặt trước từ nuốm trở xuống có màu tía đậm, nhạt dần về dưới; nắp phấn cỡ 2,5x2,5mm, hình tim, đỉnh nhô lên 2 sừng, màu trắng với mép hơi nâu vàng. (Nguyễn Thiện Tịch, Lưu hồng Trường, Trần Giỏi, 2013).    Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại KBTTN Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về Lan Việt Nam cho rằng hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía Nam Trung Quốc).
Lan vani nhiều lông (còn gọi Lan vani Vọng Phu), Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova. Dây lan leo có thân trườn hay bò, dài đến 10 m, thân loài này có màu xanh đậm đường kính gần 1 cm, lóng dài 7-10 cm, có rễ ở mắt. Mùa ra hoa  của loài này là khoảng tháng 2-4. Loài này được ghi nhận đầu tiên vào năm 2011 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, nhưng lúc đó chưa thu thập đủ dẫn liệu khoa học và mẫu hoa. Theo Giáo sư Leonid Averyanov (Nga) chuyên gia hàng đầu về lan Việt Nam, hình thái và giải phẫu của loài này khá giống với đặc điểm hình thái của loài Vanilla shenzhenica Z.J.Liu & S.C.Chen (đã phát hiện và mô tả vào năm 2007 ở Shenzhen, phía nam Trung Quốc. Tháng 4/2013, nhóm nghiên cứu của Viện Sinh thái học Miền Nam đã tìm thấy và thu được mẫu loài này ở rừng ven suối khu vực tiếp giáp núi Vọng Phu ở xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa ở độ cao gần 700 m.
Đối chiếu với các tài liệu liên quan, loài này có nhiều đặc điểm rất khác so với những loài vani đã mô tả và các nhà khoa học đã nhận định đây sẽ là một loài mới của thế giới. Lúc đó nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đặt tên là Lan vani Vọng Phu (Vanilla vongphuensis). Sau khi nhóm nghiên cứu thu thập và đem mẫu lan này về lại TP HCM, Ông Nguyễn Thiện Tịch đã vẽ, mô tả chi tiết và liên lạc với André Schuiteman (Vườn Thực vật Kew, Anh quốc) và biết được loài này đang chuẩn bị công bố với tên Vanilla atropogon Schuit., Aver. & Rybkova -từ mẫu vật do TS.Rybkova lấy từ Hòn Bà. Ảnh: Lưu Hồng Trường.
Lan Vani lá lớn (Vanilla sp.)  Dây leo, mọc bám trên các thân cây gỗ, leo cao khoảng 8m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Phiến lá lớn, hình ellip rộng, dài đến 30cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan Vani lá lớn khá giống với Vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov).  Loài lan Vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà, cao độ khoảng 1.500m với số lượng cá thể rất ít. Như vậy sự hiện diện của 5/6 loài lan Vani trong chi Vanilla nêu trên, trong đó có 1 loài mới được công bố trên thế giới, đã khẳng định vị trí rừng Khánh Hòa là một khu vực phân bố quan trọng của chi Vanilla trong hệ thực vật Việt Nam. Các loài lan vani trong chi Vanilla này có phạm vi phân bố rất hẹp và hiếm gặp. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị săn lùng để mua bán cung cấp trong các vựa hoa lan cây cảnh của thành phố, cũng như đang bị đe dọa sinh tồn do sự mất rừng và sinh cảnh. Vì vậy, UBND Tỉnh Khánh Hòa và các ban ngành trong tỉnh cần có biện pháp khoanh vùng bảo vệ trong tự nhiên, đồng thời có chương trình nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen quý hiếm của các loài lan vani này.
Lan vani lá lớn (Vanilla sp.). Dây leo của chúng mọc bám trên các thân cây gỗ, loài này có thể leo cao khoảng 8 m, dây có màu xanh đậm, đường kính 1cm. Đến nay, rất tiếc các nhà nghiên cứu vẫn chưa thu được mẫu hoa của loài này trong tự nhiên. Lan vani lá lớn khá giống với vani Trung bộ (Vanilla annamica Gagn. ex Averyanov). Loài lan vani này hiện diện ở rừng nguyên sinh kín thường xanh, hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim, phân bố ở vùng đỉnh Hòn Bà ở độ cao khoảng 1.500 m, với số lượng cá thể rất ít. Ảnh: Trần Giỏi.


















Nhận xét