Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định, sự thiếu hụt của bất kỳ nguyên tố nào đều ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Sự thiếu hụt này có thể do đất trồng không thỏa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không sử dụng được, hoặc bón mất cân đối. Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng được thể hiện dưới đây.
1.Thiếu đạm:(N)
- Sinh trưởng còi cọc
- Xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Tiếp đó là các lá già bị chết hoặc bị rụng tùy theo mức độ thiếu.
- Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều.
- Hàm lượng protein thấp hơn
2.Thiếu lân: (P)
- Cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến lam lục, rễ bị kìm hãm.
- Khi thiếu trầm trọng lá và thân có vết tím, thân mảnh.
- Chín chậm, không có hoặc phát triển kém về hạt, quả kém phát triển.
3.Thiếu kali: (K)
- Úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó các triệu chứng này dần phát tnển vào phía trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào.
- Cây phát triển chậm và còi cọc.
Thân yếu, cây dễ bị đổ ngã.
4.Thiếu canxi: (Ca)
- Thiếu canxi thường ít thấy trên đống ruộng vì các ảnh hưởng phụ gắn liền với độ chua hạn chế sinh trưởng.
- Các lá non của cây mới trồng thường bị ảnh hưởng trước tiên. Chúng bị biến dạng, nhỏ và có màu xanh lục sẫm không bình thường.
- Lá có hình đài hoa và quăn, các chồi tận cùng suy thoái
- Sinh trưởng của rễ bị suy yếu, cổ rễ thường gãy.
- Đỉnh sinh trưởng (chồi tận cùng) của cây bị khô khi thiếu nặng.
- Chồi và hoa rụng sớm.
- Cấu trúc thân bị yếu.
5.Thiếu ma-giê: (Mg)
- Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục. Khi thiếu trầm trọng có thể bị khô và chết.
- Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cọng lên.
- Một số loại rau có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công, trường bị rụng lá sớm.
6.Thiếu lưu huỳnh: (S)
- Các lá non trở nên xanh vàng nhẹ hoặc vàng lợt.
- Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa.
- Thân cứng, hóa gỗ sớm và đường kính thân nhỏ.
7.Thiếu kẽm: (Zn)
- Xuất hiện chủ yếu trên các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ trên xuống).
- Ở ngô, từ một sọc vàng nhạt đến một dải các mô màu trắng hoặc vàng với các sọc màu đỏ tía giữa các gân và mép lá, xảy ra chủ yếu ở phần dưới của lá.
- Ở lúa, sau cấy 15-20 ngày, các đốm nhỏ rải rác màu vàng nhạt xuất hiện trên các lá già sau đó phát triển rộng ra, hợp lại và trở thành màu sẫm, toàn bộ lá trở thành màu đỏ và bị khô đi trong vòng 1 trắng.
- Ở chanh, cam xuất hiện úa vàng không đều giữa các gân lá, các lá non trở nên ngắn và hẹp, sự hình thành nụ quả giảm mạnh, các loại cây có cành thì bị khô dầu cành và chết.
8.Thiếu đồng: (Cu)
- Ở cây ngũ cốc xuất hiện màu vàng và quăn phiến lá, số bông bị hạn chế, hạt kém phát triển.
- Ở cây có múi, chết đen ở phần mới sinh trưởng, quả có những đốm nâu.
9.Thiếu sắt: (Fe)
- Úa vàng ở các gân lá điển hình, các lá non bị ảnh hưởng trước tiên, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất.
- Trường hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.
10.Thiếu mangan: (Mn)
- Úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử .
- Xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
11.Thiếu bo: (B)
- Cây đang mọc bị chết (đầu chồi).
- Lá có kết cấu dày, đôi khi bị cong lên và dòn.
- Hoa không hình thành và rễ còi cọc. Bệnh “Ruột nâư” ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẫm màu trên phần dày nhất của rễ hoặc nứt nẻ.
- Các loại quả như táo phát triển triệu chứng xốp bên trong và cả bên ngoài.
12.Thiếu molypden: (Mo)
- Đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp lại.
Ở súp lơ (cải bông) các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài miếng phiến lá nhỏ.
- Thiếu molypden thấy rất rõ ở cây họ đậu.
13.Thiếu Clo: (Cl)
- Héo đỉnh lá non, úa vàng lá và cuối cùng chuyển màu đồng thau và chết khô.
Nhận xét
Đăng nhận xét