Cận cảnh 10 xe tăng đắt nhất hành tinh


Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc Mk 2, Type 10, Leopard 2A7+, Challenger 2E, M1A2 SEP Abrams ...  là những xe tăng chiến đấu chủ lực đắt nhất thế giới năm 2014.

1. Xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-56 Leclerc Mk 2: 27 triệu USD  
Xe tăng Leclerc trên đường phố Paris trong một buổi diễu binh.
Xe tăng Leclerc trên đường phố Paris trong một buổi diễu binh.
AMX-56 Leclerc là xe tăng chiến đấu chủ lực (Main battle tank – MBT) được phát triển bởi hãng GIAT, một tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Pháp. Ngay từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1991, Leclerc đã gây được khá nhiều tiếng vang và được gọi với tên “Xe tăng điện tử” với nhiều hệ thống khí tài hiện đại vượt trội. Nó bắt đầu phục vụ trong quân đội Pháp từ năm 1992 và Lực lượng Vũ trang Abu Dhabi của Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất (UAE) từ năm 1995.
AMX-56 Leclerc được cho là thừa hưởng khá nhiều đặc điểm của Leopard 2.
AMX-56 Leclerc được cho là thừa hưởng khá nhiều đặc điểm của Leopard 2.
Một chiếc AMX-56 Leclerc của Quân đội Liên hợp quốc đang làm nhiệm vụ hộ tống đoàn xe ở Afghanistan.
Một chiếc AMX-56 Leclerc của Quân đội Liên hợp quốc đang làm nhiệm vụ hộ tống đoàn xe ở Afghanistan.
Phiên bản nâng cấp AMX-56 Leclerc Mk 2 được cải tiến phần mềm và hệ thống điều khiển động cơ, chính thức đưa vào sản xuất từ năm 1998. Xe tăng Leclerc có trọng lượng 54,5 tấn, kíp lái 3 người, trang bị động cơ diesel V8 SACM công suất 1.500 mã lực cho tốc độ tối đa 72 km/h, tầm hoạt động 550 km, vũ khí gồm pháo nòng trơn GIAT CN120-26/52 cỡ 120 mm (40 viên đạn), súng máy đồng trục 12,7 mm (1.100 viên đạn) và súng máy 7,62 mm (3.000 viên đạn). Nhìn chung, Leclerc bị đánh giá là một chiếc xe tăng có mức giá vượt tầm chất lượng.
2. Xe tăng Type 10: 20 triệu USD  
Type được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh
Được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh, Type 10 được giới quân sự đánh giá là xe tăng số 1 châu Á
Type 10 được giới thiệu năm 2012 hiện là xe tăng chiến đấu chủ lực tiên tiến nhất của Nhật Bản với nhiều hệ thống điện tử cực kỳ tinh vi và hiện đại. Hiện nay mới có khoảng 40 chiếc Type 10 được sản xuất cho lục quân Nhật. Type-10 là sản phẩm của Mitsubishi Heavy Industries, thuộc loại xe tăng chủ chiến nằm giữa thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4. Xe tăng chiến đấu chủ lực Type 10 có trọng lượng thuộc loại nhẹ nhất trong hàng ngũ xe tăng hiện đại, nó có trọng lượng không tải 43,25 tấn, đủ trang bị là 48 tấn; chiều dài 9,483m, rộng 3,24m, cao 2,3m; kíp lái gồm 3 người (chỉ huy, pháo thủ và lái xe). 
Type 10 có hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul
Type 10 có hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul
Type 10 khai pháo 120mm.
Type 10 khai pháo 120mm.
Về vũ khí, Type-10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 do công ty Steel Works, Ltd của Nhật chế tạo. Ngoài ra nó còn được trang bị súng máy M2HB 12,7mm, súng máy 7,62mm Type 74. Type-10 có khả năng hành trình liên tục 440km mới phải tiếp dầu.
Hệ thống động lực của Type-10 sử dụng động cơ Diezen 4 thì, 8 xi-lanh V8 có lực đẩy 895kW (1200 hp) thế hệ mới nhất do Công ty MHI của Nhật chế tạo, giúp nó đạt vận tốc lên tới 70km/h ngay cả khi hành tiến phía trước hay giật lùi. Bên cạnh đó, xe tăng Type 10 còn được trang bị hệ thống treo khí nén tất cả các bánh, lính lái xe có cả camera nhìn ban đêm phía trước và sau xe tăng, xe cũng được trang bị hộp số tự động. 
3. Xe tăng Leopard 2A7+: 19 triệu USD  
Leopard 2A7+ với lưỡi ủi
 Leopard 2A7+ khi cần cũng có thể gắn thêm lưỡi ủi phía trước để đào công sự hay dọn dẹp vật cản, hoặc gắn các con lăn chuyên vô hiệu hóa mìn chống tăng.
Leopard 2A7+ là mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất thuộc dòng Leopard 2 nổi tiếng, được hãng Krauss-Maffei Wegmann (KMW) trứ danh thiết kế cho quân đội Đức.
Xe tăng Leopard 2A7+ được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng Eurosatory 2010, đây là phiên bản được phát triển từ Leopard 2A6 với sự tăng cường ở khả năng bảo vệ và trinh sát. Leopard 2A7+ có thể hoạt động trong tác chiến đô thị, các cuộc xung đột cường độ thấp lẫn trong chiến tranh quy mô lớn. Theo giới chuyên môn đánh giá, Leopard 2A7+ là một trong những chiếc xe tăng chủ lực tốt nhất thế giới hiện tại.
Leopard 2A7+ đã vượt qua nhiều bài kiểm tra và đạt đầy đủ các yêu cầu theo tiêu chuẩn của quân đội Đức, quân đội nước này đã có kế hoạch nâng cấp 50 -150 xe tăng Leopard 2 lên chuẩn Leopard 2A7+. Hiện nay Leopard 2A7+ đang tham chiến tại Afghanistan trong thành phần quân đội Canada. Các quốc gia khác đặt hàng Leopard 2A7+ gồm Arab Saudi 200 chiếc và Quatar 62 chiếc.  
Leopard 2A7+ có vỏ giáp nhiều lớp rất khó xuyên phá
Leopard 2A7+ có vỏ giáp nhiều lớp rất khó xuyên phá
Leopard 2A7+ có chiều dài 10,97m; rộng 4m; và cao 2,64m. Khối lượng của Leopard 2A7+ lên tới 67,5 tấn, tức là nặng hơn chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga là T-90 tới hơn 20 tấn, vì vậy để đảm bảo khả năng cơ động, nhà sản xuất đã lắp cho “con quái vật thép” này động cơ diesel tăng áp MTU MB-837 Ka501 công suất 1.500 mã lực đảm bảo cho tốc độ tối đa của Leopard 2A7+ đạt 72 km/h và tầm hoạt động 450 km. Sức mạnh hỏa lực của Leopard 2A7+ nằm ở khẩu pháo nòng trơn Rheinmetall 120 mm / L55 giống với phiên bản Leopard 2A6, hiện tại đó là khẩu pháo tăng tốt nhất trong dòng họ Leopard 2, có độ chính xác và tầm bắn xa hơn các phiên bản cũ. Vũ khí tiếp theo là 1 súng máy đồng trục cỡ 7,62mm và 1 súng máy cỡ 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo, khẩu súng máy này gắn vào giá điều khiển từ xa cho phép xạ thủ có thể khai hỏa từ trong xe.
Pháo chính 120mm cùng với khẩu súng máy 12,7mm điều khiển từ xa mới của Leopard 2A7+
Pháo chính 120mm cùng với khẩu súng máy 12,7mm điều khiển từ xa mới của Leopard 2A7+
Hệ thống trang thiết bị trên Leopard 2A7+ rất hiện đại, trước hết là ở khả năng hỗ trợ quan sát cho kíp lái. Vị trí trưởng xe được trang bị kính ngắm PERI RTWL cho phép quan sát cả ngày lẫn đêm ở khoảng cách xa, loại kính ngắm này bao gồm thiết bị ảnh nhiệt thế hệ thứ ba Attica, một camera CCD ban ngày, thiết bị đo xa laser an toàn với mắt người, con quay hồi chuyển.
Vị trí của pháo thủ trang bị kính ngắm ổn định chính EMES 15 và kính nhìn xa bổ trợ FERO Z18, còn lái xe thì được tích hợp kính nhìn đêm ảnh nhiệt kết hợp kính ngắm khuếch đại ánh sáng giúp quan sát trước và sau xe. Leopard 2A7+ còn được trang bị các thiết bị chỉ huy và điều khiển tân tiến tích hợp vào hệ thống quản lý chiến trường trên xe.
4. Xe tăng Challenger 2E - “Lô cốt di động” nước Anh: 18,5 triệu USD  
Xe tăng chiến đấu Challenger 2.
Challenger 2E được xem là một trong những loại xe tăng có hệ thống phòng vệ tốt nhất thế giới đảm bảo khả năng sống sót cao cho kíp lái. 
Challenger 2 do BAE Systems sản xuất hiện là xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của Quân đội Hoàng gia Anh, chính thức đưa vào hoạt động từ năm 1998. Xe tăng được trang bị những thiết bị điện tử hiện đại cho khả tăng tác chiến ưu việt, đặc biệt lớp giáp Chobham tuyệt mật có khả năng vô hiệu hóa hầu như toàn bộ các loại đạn chống tăng hiện nay. Theo một số nguồn tin, lớp giáp này được cấu thành từ nhiều vật liệu gồm: Boron, nhôm oxit, silicon và cả titan. Ngoài ra, sườn xe và thân xe còn được bọc thêm module giáp phản ứng nổ (ERA). Lớp giáp này được đánh giá là có khả năng vô hiệu hóa hầu hết (không phải tất cả) mọi loại đạn, tên lửa chống tăng. 
Pháo 120mm của Challenger 2 khai hỏa.
Pháo 120mm của Challenger 2 khai hỏa.
Ngoài khả năng bảo vệ tốt, Challenger 2 được trang bị hỏa lực mạnh mẽ với hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Theo đó, tháp pháo trang bị pháo nòng xoắn L30 cỡ 120mm có thể bắn được khá nhiều loại đạn xuyên giáp như: đạn xuyên dưới cỡ nòng có cánh đuôi APFSDS L23 (sơ tốc đầu đạn 1,53m/s); đạn APFSDS L26 (với đầu đạn uran làm giàu cấp độ thấp); đạn khói L34WP để giảm thiểu tầm nhìn của đối phương. Ngoài ra, trên nóc xe được lắp một súng máy L37A2 cỡ 7,62mm nhưng không được tích hợp giá điều khiển tự động đòi hỏi xạ thủ phải “thò” ra ngoài bắn. 
theo một bài viết được đăng tải trên BBC năm 2003, một chiếc Challenger 2 trúng khoảng 70 phát đạn chống tăng RPG ở thành phố Basra Iraq) nhưng tổ lái vẫn an toàn.
Theo một bài viết được đăng tải trên BBC năm 2003, một chiếc Challenger 2 trúng khoảng 70 phát đạn chống tăng RPG ở thành phố Basra Iraq nhưng tổ lái vẫn an toàn.
Để di chuyển cỗ xe tăng nặng 62,5 tấn, dài 8,3m, nhà sản xuất Vicker Defence Systems trang bị cho Challenger 2 động cơ diesel Perkins CV-12 TCA Condor công suất 1.200 mã lực cho phép di chuyển trên đường bằng phẳng với tốc độ 56km/h. Với thùng nhiên liệu sức chứa 1.592 lít đủ cung cấp cho Challenger 2 phạm vi chiến đấu 500km. 
5. Xe tăng  M1A2 SEP Abrams: 18 triệu USD  
M1 Abrams là loại xe tăng chiến đấu chủ lực do hãng General Dynamics sản xuất từ năm 1980 theo thiết kế của Chrysler Defense. Tên Abrams được đặt theo tên của tướng Creigton Williams Abrams Jr, nguyên Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ, hiện nay M1 Abrams là xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của quân đội Mỹ.
Gói nâng cấp M1A2SEP được giới thiệu vào năm 1999. Khoảng 240 chiếc M1A2SEP mới đã được sản xuất, bên cạnh đó khoảng 300 chiếc M1A2 sẽ được nâng cấp lên tiêu chuẩn M1A2SEP. 400 chiếc M1A1 cũng được lên kế hoạch nâng cấp lên tiêu chuẩn M1A2SEP. Hiện tại có khoảng 900 chiếc M1A2SEP đang hoạt động hình thành nên xương sống cho lực lượng tăng thiết giáp Mỹ.  
Theo kế hoạch, những chiếc xe tăng M1A1 nâng cấp sẽ được sử dụng cho đến năm 2021, trong khi đó những chiếc M1A2SEP mới sản xuất sẽ phục vụ cho đến năm 2050.
Theo kế hoạch, những chiếc xe tăng M1A1 nâng cấp sẽ được sử dụng cho đến năm 2021, trong khi đó những chiếc M1A2SEP mới sản xuất sẽ phục vụ cho đến năm 2050.
M1A2SEP được áp dụng những công nghệ tối tân nhất hiện nay cho dòng xe tăng chiến đấu chủ lực. Xe tăng này được trang bị công nghệ áo giáp tiên tiến được gia cố bằng một lớp uranium nghèo giúp chống chịu tốt hơn với các loại vũ khí xuyên giáp. 
M1A2SEP được trang bị pháo chính M256 nòng trơn 120mm, có thể bắn tất cả các loại đạn tiêu chuẩn NATO dành cho xe tăng. M256 có tầm bắn hiệu quả tối đa 4km. Vũ khí chủ lực của nó là loại đạn xuyên giáp động năng APFSDS M829A3 được nhồi uranium nghèo có khả năng xuyên giáp cực mạnh.  
Toàn thân xe được trang bị lớp giáp composite đặc biệt và khu vực lưu trữ đạn riêng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kíp xe 4 người trong trường hợp trúng đạn.
Toàn thân xe được trang bị lớp giáp composite đặc biệt và khu vực lưu trữ đạn riêng, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kíp xe 4 người trong trường hợp trúng đạn.
M1A2SEP còn được trang bị một trạm vũ khí điều khiển từ xa lắp đại liên 12,7mm. Trạm vũ khí được trang bị hệ thống tìm kiếm-chỉ thị mục tiêu độc lập cho phép tác chiến mà không phụ thuộc vào hệ thống quan sát của pháo chính. Bên cạnh đó xe tăng còn được trang bị thêm 2 súng máy 7,62mm trong đó 1 súng được gắn đồng trục với pháo chính, khẩu còn lại gắn phía trên tháp pháo.
Gói nâng cấp mới làm tăng đáng kể trọng lượng chiến đấu của xe. Khối lượng chiến đấu của M1A2SEP khoảng 63 tấn so với 62 tấn của M1A2. Xe tăng được vận hành bởi kíp chiến đấu 4 người.
Gói nâng cấp mới làm tăng đáng kể trọng lượng chiến đấu của xe. Khối lượng chiến đấu của M1A2SEP khoảng 63 tấn so với 62 tấn của M1A2. Xe tăng được vận hành bởi kíp chiến đấu 4 người.
M1A2 SEP Abrams được nhiều chuyên gia xem là chiếc xe tăng mạnh mẽ nhất thế giới với trọng lượng 68 tấn, tốc độ tối đa 70 km/h nhờ động cơ turbine khí đa nhiên liệu Honeywell AGT1500C công suất 1.500 mã lực. Hệ thống động lực sử dụng công nghệ truyền động mới cho phép xe tăng hoạt động êm hơn. M1A2SEP có thể vận chuyển ra chiến trường bằng máy bay vận tải quân sự hạng nặng C-5 Galaxy hoặc C-17 Globemaster III.







































Nhận xét