Cầy giông

cay-giong-viverra-zibetha-4cay-giong-viverra-zibetha-3cay-giong-viverra-zibetha-2cay-giong-viverra-zibetha-1
Tên thường gọiCầy giông
Tên khoa họcViverra zibetha
GiớiAnimalia
NgànhChordata
LớpMammalia
BộCarnivora
HọViverridae
ChiViverra
LoàiV. zibetha

Cầy giông là loài cầy bản địa của Nam và Đông Nam Á. Năm 2008, IUCN đã xếp loài này vào nhóm sắp bị đe dọa, chủ yếu do chúng bị săn bắt nhiều để lấy thịt, đặc biệt là tại Trung Quốc.

Mô tả

Cầy giông có kích cỡ lớn, con đực to hơn con cái chút ít. Chúng có bộ lông màu nâu xám với những sọc trắng đen trên cổ, thường có hai sọc trắng và ba sọc đen trên đuôi, mõm trắng. Dọc theo cột sống có một dải lông đen cứng, khi gặp nguy hiểm chúng dựng lên để đe dọa kẻ thù. Chiều dài đầu và thân khoảng 50 đến 95 cm, đuôi dài 38 đến 59 cm và bàn chân dài 9 đến 14 cm. Bốn chân của cầy giông có màu đen tuyền. Chúng cân nặng khoảng 3,4 đến 25 kg, tuy nhiên hầu hết có cân nặng trung bình khoảng 5 đến 11 kg. Cả con đực và con cái đều có tuyến xạ nằm gần cơ quan sinh dục, khi gặp kẻ thù chúng sẽ tỏa mùi xạ để đánh lạc hướng.

Cầy giông phân bố từ Nepal, đông bắc Ấn Độ, Bhutan đến Myanma, Thái Lan, bán đảo Mã Lai và Singapore đến Campuchia, Lào, Việt Nam và Trung Quốc.

Có 5 phân loài đã được công nhận:

  • Viverra zibetha zibetha (Linnaeus, 1758) phân bố ở Nepal, Bhutan, thượng Bengal;
  • Viverra zibetha ashtoni (Swinhoe, 1864)
  • Viverra zibetha picta (Wroughton, 1915) phân bố ở đông Assam
  • Viverra zibetha pruinosus (Wroughton, 1917)
  • Viverra zibetha hainana (Wang and Xu, 1983)

Sinh thái và tập tính

Cầy giông - Viverra zibetha (1)Cầy giông là loài ăn đêm và hoạt động đơn lẻ. Chúng có khả năng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Chúng dành thời gian chủ yếu ở trên mặt đất, mặc dù leo trèo tốt. Ban ngày, chúng ngủ trong hang hốc dưới đất của các loài động vật khác đã bỏ hoang ở rừng, nương rẫy, ven suối hoặc thung lũng. Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng các chất bài tiết từ tuyến hậu môn. Lãnh thổ của chúng rộng khoảng 1,7 đến 5,4 km2. Cầy giông chủ yếu ăn thịt. Thức ăn của chúng là các loài động vật nhỏ như chim, ếch nhái, rắn, thú nhỏ, trứng, cua, cá và đôi khi là quả mềm. Do cầy giông ăn cả động vật và thực vật nên chúng là loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, chúng làm hạn chế các con vật nhỏ có vai trò phân tán thảo mộc.

Sinh sản

Mùa sinh sản của cầy giông vào khoảng từ tháng 2 đến tháng 7. Con cái mang thai trong thời gian bất kì của năm, thường đẻ 2 lứa mỗi năm, mỗi lứa thường 4 cầy con. Chúng được sinh ra trong một lỗ trên mặt đất hoặc trong bụi cây rậm rạp. Con non mở mắt sau 10 ngày và cai sữa sau một tháng tuổi.

Nhận xét