Rắn giun

ran-giun-ramphotyphlops-braminusran-giun-ramphotyphlops-braminus-1ran-giun-ramphotyphlops-braminus-2ran-giun-ramphotyphlops-braminus-3ran-giun-ramphotyphlops-braminus-4ran-giun-ramphotyphlops-braminus-6
Tên thường gọiRắn giun
Tên khoa họcRamphotyphlops braminus
GiớiAnimalia
NgànhChordata
LớpReptilia
BộSquamata
HọTyphlopidae
ChiRamphotyphlops
LoàiR. braminus 

Rắn giun thường là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun. Bề ngoài giống như giun đất trưởng thành nên thường bị nhầm lẫn là giun, ngoại trừ là nó không phân đốt. 

Tuy nhìn giống giun nhưng rắn giun là một loài rắn thực sự với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn như có xương sống, có vảy và ngóc đầu lên khi bò.

ran-giun-ramphotyphlops-braminusRắn giun thường là loài bò sát có chiều dài cơ thể tới 23 cm. Mõm tương đối hẹp, chiếm khoảng 20 - 33 % chiều rộng của đầu. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). Màu sắc rắn hầu như đồng nhất, ở thân trên có màu từ nâu đậm sang màu đen nhưng thân dưới thì nhạt màu hơn. Mõm, vùng hậu môn, đỉnh đuôi có màu nhạt. 

Rắn giun chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, mối. Thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối. Chúng là loài sinh sản đơn tính (parthenogenesis), tất cả các cá thể được phát hiện từ trước đến nay đều là con cái. Đẻ mỗi lần khoảng 8 trứng, con nở ra có các đặc tính di truyền giống hệt con mẹ.

Loài rắn này được tìm thấy trên khắp Việt Nam, Thái Lan, bán đảo Malaysia, và Singapore. Nó cũng được ghi nhận từ Châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa, các đảo trên Thái Bình Dương, châu Mỹ (Mexico, Hoa Kỳ), Australia. 

Số lượng loài rắn này tương đối ít, có lẽ là do đặc điểm sinh tồn riêng và sự sinh sản đơn tính chứ không hẳn do các hoạt động của con người.

Nhận xét