Tên thường gọi: Trăn gấm
Tên khoa học: Python reticulatus
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Họ: Pythonidae
Chi: Python
Loài: P. reticulatus
Tên khoa học: Python reticulatus
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
Bộ: Squamata
Họ: Pythonidae
Chi: Python
Loài: P. reticulatus
Trăn gấm, Trăn vua hay Trăn mắt lưới châu Á là một loại trăn lớn sống ở vùng Đông Nam Á. Những con trường thành có thể dài tới 6,95 m nhưng thông thường thì khoảng 3-6 m. Trên thực tế, trăn gấm là thành viên thuộc phân họ Rắn dài nhất thế giới, trong lịch sử người ta đã tìm thấy những con có chiều dài lên đến 9-10 m, và cũng là loài bò sát dài nhất thế giới tuy nhiên cơ thể chúng lại không quá mập mạp.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ.
Trăn gấm có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Bộ da con vật mang nhiều hoa văn với các màu sắc khác nhau. Nhìn chung, lưng con vật mang các hoạt tiết hình thoi được sắp xếp không theo quy tắc nào, viền bởi những vệt hoa văn nhỏ hơn có vùng trung tâm màu nhạt. Do trăn gấm phân bổ trên một khu vực địa lý rộng lớn, loài vật này mang nhiều kiểu màu da và kích thước khác nhau. Những con trăn gấm trong các vườn thú, thường có màu sắc sặc sỡ nhưng trong vùng rừng rậm âm u, trên mặt đất có nhiều lá rụng thì kiểu màu sặc sỡ này lại giúp con vật ngụy trang rất tốt. Kiểu màu sắc này có tác dụng giúp loài trăn đất lẩn trốn được kẻ thù cũng như khiến con mồi không nhận ra sự hiện diện của trăn.
Phân bố
Trăn gấm phân bổ ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesia và quần đảo Indo-Australia (Sumatra, quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan, Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay, Polillo, Samar, Tawi-Tawi). Do là loài động vật biến nhiệt, trăn gấm cũng thường chỉ sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá thấp.
Môi trường sống
Trăn gấm sống trong các khu rừng mưa, rừng, và gần các đồng cỏ. Chúng cũng xuất hiện gần các sông và được tìm thấy tại các khu vực lân cận những con suối và hồ. Con vật giành phần lớn thời gian của chúng trên cây, nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy chung trong môi trường nước. Do là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm đã được ghi nhận tại các vùng biển khơi và đã vượt biển sang nhiều đảo nhỏ (gần bờ) để sinh sống. Vào đầu thế kỷ 20, trăn gấm thường xuyên được tìm thấy ngay cả ở những nơi đông đúc nhất của Bangkok, đôi khi chúng bắt và ăn thịt những con vật nuôi.
Nguồn thức ăn
Nguồn thức ăn trong tự nhiên của trăn gấm bao hàm các loài thú và chim. Những cá thể dài 3-4 m thông thường ăn thịt những động vật gặm nhấm như chuột cống, trong khi những con lớn hơn thì nhắm đến các loài cầy như cầy hương và cầy mực, thậm chí cả các loài linh trưởng và lợn. Những con trăn sống tại khu dân cư thường tóm những con gà, mèo, chó vô ý lảng vảng gần nơi cư ngụ của chúng. Trong số những "nạn nhân" to lớn nhất (và được ghi nhận đầy đủ) là một con gấu chó nặng 23 kg, bị một con trăn dài 6,95 m ăn thịt và tiêu hóa hết trong vòng 10 tuần, ngoài ra những nạn nhân to lớn khác là các con lợn có cân nặng lên tới 60 kg.
Theo kinh nghiệm, trăn gấm có thể nuốt trọn những con mồi không dài quá 1/4 chiều dài và không nặng quá khối lượng của chính nó. Giống như các loài trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và không giết con mồi của chúng bằng vết cắn. Việc cắn chỉ để giữ chặt con mồi, còn công việc giết mồi được tiến hành bằng cách quấn cơ thể to lớn của trăn quanh mồi để siết chết nó. Mỗi lần con mồi của chúng thở ra, trăn gấm sẽ lại siết chặt cơ thể của chúng thêm một chút quanh phổi con mồi, từng chút từng chút một và cuối cùng khiến con mồi chết vì ngạt thở. Đồng thời, trong quá trình bóp siết đó, các xương cứng của con mồi cũng sẽ bị bẻ gãy thành nhiều mảnh, khiến cho việc nuốt và tiêu hóa mồi trở nên dễ dàng hơn.
Sinh sản
Trăn gấm là loài bò sát đẻ trứng. Mỗi lứa, con trăn cái đẻ chừng 15-80 trứng trong một ổ. Nhiệt độ lý tưởng nhất để ấp trứng là 31-32 °C. Thời gian ấp trứng kéo dài trung bình 88 ngày. Trăn non mới nở dài chừng 61cm.
Giống như các loại trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và vì vậy chúng giết con mồi bằng cách dùng thân quấn quanh con vật và siết nó cho đến chết. Mặc dù loài trăn gấm đủ khỏe để giết người, chúng không được xem là loài động vật nguy hiểm cho con người và trường hợp người bị chúng tấn công rất ít khi xảy ra. Là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm có thể di cư đến sinh sống ở những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ.
Trăn gấm có đầu dài, nhỏ, màu vàng nhạt hay nâu, có một vệt xám đen mảnh chạy dọc chính giữa từ mõm tới gáy nối liền với vết trên lưng. Một vệt đen khác từ sau mắt chạy xiên xuống góc mép. Trên thân và đuôi có các đường xám đen nối với nhau tạo thành dạng mắt dưới nổi trên nền màu vàng nâu. Bụng vàng nhạt đôi khi đốm sáng nhạt. Bộ da con vật mang nhiều hoa văn với các màu sắc khác nhau. Nhìn chung, lưng con vật mang các hoạt tiết hình thoi được sắp xếp không theo quy tắc nào, viền bởi những vệt hoa văn nhỏ hơn có vùng trung tâm màu nhạt. Do trăn gấm phân bổ trên một khu vực địa lý rộng lớn, loài vật này mang nhiều kiểu màu da và kích thước khác nhau. Những con trăn gấm trong các vườn thú, thường có màu sắc sặc sỡ nhưng trong vùng rừng rậm âm u, trên mặt đất có nhiều lá rụng thì kiểu màu sặc sỡ này lại giúp con vật ngụy trang rất tốt. Kiểu màu sắc này có tác dụng giúp loài trăn đất lẩn trốn được kẻ thù cũng như khiến con mồi không nhận ra sự hiện diện của trăn.
Phân bố
Trăn gấm phân bổ ở khu vực Đông Nam Á, từ quần đảo Nicobar, Tây Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Singapore cho tới tận Indonesia và quần đảo Indo-Australia (Sumatra, quần đảo Mentawai, quần đảo Natuna, Borneo, Sulawesi, Java, Lombok, Sumbawa, Sumba, Flores, Timor, quần đảo Maluku, quần đảo Tanimbar) và Philippines (Basilan, Bohol, Cebu, Leyte, Luzon, Mindanao, Mindoro, quần đảo Negro, Palawan, Panay, Polillo, Samar, Tawi-Tawi). Do là loài động vật biến nhiệt, trăn gấm cũng thường chỉ sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ấm áp để đảm bảo nhiệt độ cơ thể của chúng không bị tụt xuống quá thấp.
Môi trường sống
Trăn gấm sống trong các khu rừng mưa, rừng, và gần các đồng cỏ. Chúng cũng xuất hiện gần các sông và được tìm thấy tại các khu vực lân cận những con suối và hồ. Con vật giành phần lớn thời gian của chúng trên cây, nhưng đôi khi cũng có thể tìm thấy chung trong môi trường nước. Do là loài động vật bơi lội giỏi, trăn gấm đã được ghi nhận tại các vùng biển khơi và đã vượt biển sang nhiều đảo nhỏ (gần bờ) để sinh sống. Vào đầu thế kỷ 20, trăn gấm thường xuyên được tìm thấy ngay cả ở những nơi đông đúc nhất của Bangkok, đôi khi chúng bắt và ăn thịt những con vật nuôi.
Nguồn thức ăn
Nguồn thức ăn trong tự nhiên của trăn gấm bao hàm các loài thú và chim. Những cá thể dài 3-4 m thông thường ăn thịt những động vật gặm nhấm như chuột cống, trong khi những con lớn hơn thì nhắm đến các loài cầy như cầy hương và cầy mực, thậm chí cả các loài linh trưởng và lợn. Những con trăn sống tại khu dân cư thường tóm những con gà, mèo, chó vô ý lảng vảng gần nơi cư ngụ của chúng. Trong số những "nạn nhân" to lớn nhất (và được ghi nhận đầy đủ) là một con gấu chó nặng 23 kg, bị một con trăn dài 6,95 m ăn thịt và tiêu hóa hết trong vòng 10 tuần, ngoài ra những nạn nhân to lớn khác là các con lợn có cân nặng lên tới 60 kg.
Theo kinh nghiệm, trăn gấm có thể nuốt trọn những con mồi không dài quá 1/4 chiều dài và không nặng quá khối lượng của chính nó. Giống như các loài trăn khác, trăn gấm không có nọc độc và không giết con mồi của chúng bằng vết cắn. Việc cắn chỉ để giữ chặt con mồi, còn công việc giết mồi được tiến hành bằng cách quấn cơ thể to lớn của trăn quanh mồi để siết chết nó. Mỗi lần con mồi của chúng thở ra, trăn gấm sẽ lại siết chặt cơ thể của chúng thêm một chút quanh phổi con mồi, từng chút từng chút một và cuối cùng khiến con mồi chết vì ngạt thở. Đồng thời, trong quá trình bóp siết đó, các xương cứng của con mồi cũng sẽ bị bẻ gãy thành nhiều mảnh, khiến cho việc nuốt và tiêu hóa mồi trở nên dễ dàng hơn.
Sinh sản
Trăn gấm là loài bò sát đẻ trứng. Mỗi lứa, con trăn cái đẻ chừng 15-80 trứng trong một ổ. Nhiệt độ lý tưởng nhất để ấp trứng là 31-32 °C. Thời gian ấp trứng kéo dài trung bình 88 ngày. Trăn non mới nở dài chừng 61cm.
Nhận xét
Đăng nhận xét