Tên thường gọi: Voọc quần đùi trắng
Tên khoa học: Trachypithecus delacouri
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Họ: Cercopithecidae
Chi: Trachypithecus
Loài: T. delacouri
Tên khoa học: Trachypithecus delacouri
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Họ: Cercopithecidae
Chi: Trachypithecus
Loài: T. delacouri
Voọc quần đùi trắng hay voọc mông trắng là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Tại Việt Nam, là loài đặc hữu quý hiếm, có tên trong "Sách Đỏ" của Việt Nam và thế giới; cần được bảo vệ. Đây là một trong năm loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàn cầu.
Trọng lượng cơ thể 8,1 – 9 kg; chiều dài đầu và thân 0,46 - 0,665 m. Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai. Chân có bộ lông màu đen. Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi; chân tay dài. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi màu đen. Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây.
Voọc quần đùi trắng phân bố ở rừng già, rừng nguyên sinh trên núi đá nhiều hang động. Theo kết quả điều tra của Hội Bảo vệ Động vật Frankfurk (Đức) tại Việt Nam, voọc quần đùi trắng chỉ còn ở Việt Nam với hơn 200 cá thể, được phân bố tại 18 điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa.
Tại Việt Nam, voọc quần đùi trắng được tập trung bảo tồn ở hai nơi: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Trọng lượng cơ thể 8,1 – 9 kg; chiều dài đầu và thân 0,46 - 0,665 m. Trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai. Chân có bộ lông màu đen. Vùng mông có lông màu trắng kéo dài tới tận gốc đuôi và đùi; chân tay dài. Đuôi dài hơn thân, lông đuôi màu đen. Thức ăn chủ yếu là chồi cây, lá và quả cây.
Voọc quần đùi trắng phân bố ở rừng già, rừng nguyên sinh trên núi đá nhiều hang động. Theo kết quả điều tra của Hội Bảo vệ Động vật Frankfurk (Đức) tại Việt Nam, voọc quần đùi trắng chỉ còn ở Việt Nam với hơn 200 cá thể, được phân bố tại 18 điểm tách biệt nhau thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Hòa Bình và Thanh Hóa.
Tại Việt Nam, voọc quần đùi trắng được tập trung bảo tồn ở hai nơi: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và Vườn Quốc gia Cúc Phương.
Nhận xét
Đăng nhận xét