*B- Nhóm ngôn ngữ Môn -khmer
1-DÂN TỘC BA NA :
có khoảng 170.000 người ở Tây nguyên, Bình Định, Phú Yên. có các tên gọi : Bơ Nâm,Glơ lăng, Y lăng, Gơ lar, Rơ ngao,...Buôn làng gọi là Plây. Xưa có tục "Cà răng căng tai".Người Ba Na không có Họ. ví dụ:
Nam có người là Yang Danh, Nữ : Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying,Klrot, Blinh, Chơ, Y owu, Nhiêng, Đim, Đech, Njưk...2- DÂN TÔC BRÂU ;
có 313 người ,còn gọi là Brạo,ở Kontum. Làng gọi là Srúc. Người Brâu thuộc nhóm các tộc người Song Hệ, tức là cách tính dòng họ, thừa kế tài sản theo cả cha và mẹ và chế độ cư trú Song Phương luân chuyển tùy theo từng hoàn cảnh.Cũng như người Rơ Măm, người Brâu không có tên để chỉ một dòng Họ cụ thể, nhưng họ có cách tính họ tộc huyết thống tới 10 đời : kiêng sau 5 đời mới được kết hôn, vì Luật tục chặt chẽ, dân số lại quá ít nên con trai có khi phải sang Lào, Campuchia để kiếm vợ.3- DÂN TÔC BRU- VÂN KIỀU:
có trên 55.ooo người ở miền núi Bình Trị Thiên. Trước đây không có Họ, sau này lấy họ Hồ.4- DÂN TÔC CO (KOR) :
còn gọi là Cùa, Tràu, có ngót 3 vạn người, trồng Quế ở miền núi xứ Quảng. Trước không có Họ, nay là họ Đinh, Hồ...5- DÂN TỘC CHƠ RO :
Còn gọi Châu ro,Đơ ro, Chro, sống ở Bình Phước, Đồng Nai , Bà Rịa...theo chế độ Song Hệ. Số đông là họ Điểu như người Xtiêng, ngoài ra còn có họ : Chrau Lun (cá sấu), Bicu (cây gỗ mật)...6- DÂN TỘC CƠ HO (k'Ho) :
có trên 12 vạn người là cư dân bản địa ở Lâm Đồng, Đồng Nai...gồm các nhóm Chil, Lát (Lách- cư trú ở Đà Lạt, cái tên Đà Lạt xuất xứ từ chư nước của người Lát...), Tơ ring, Sree, Nộp... Gia đình mẫu hệ. Làng gọi là "Bon".Có các Họ : Adat,Buoorr, Bondưng, Bontô,Chiphichoreo,Chily , Chil mup, Day Out, Day K, Đazur, Đakriêng, Đưngur, Kơ, Kdun, Llong, Kơpa, Kơsa, Kra zanh, K'tol, Lâm Biêng, Lé mou, Liênghót, Liêng Zẩng, Mbon, Paungtin, Rglê, RơÔ, Rơon, Sarem, Sơao, Sơ kết, Srê...
Ví dụ : Lơmu hà Kroong, Tuprông Nim (nam); Kgléo, Cillpam Mơlam (nư )7- DÂN TỘC CƠ TU:
: có trên 50.000 người , là dân bản địa ở dãy Trường Sơn thuộc Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam. còn gọi là Cà tu, Gao, Hạ, Phương, Ca tang.
Có các họ : Achuếch (nước), Adốt (vượn), Amu (chó), A rắt (Con Cuốc ), D râm (cái đầu), Nđnok (Con Bò),Prông (con Sóc), Vọt (khỉ)...8- DÂN TỘC GIÉ - TRIÊNG:
có 3 vạn người , là cư dân bản địa ở Kon tum, Quảng Nam...các nhóm :Cà Tang, Ve, Proong, Gié, Giang Rẫy, Triêng đang từ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ, có tục đẻ ngoài rừng...mỗi người Gié- Triêng (trừ nhóm Proong) đều có Họ kèm theo tên, nhưng đàn ông khác với đàn bà. các họ như : Bluông, Bruốt, Cắp năng, Ê đuốt, (tên một loài chim),Khoông, Kriêng, Na xó (vùng đất đỏ)... Ví dụ :
Y Một ( Uv T ư Đảng - nữ ), Sô Lây Tăng (Bác sĩ Bí thư Thỉnh Ủy Kontum - nam).
Nhóm Người Triêng : có trên 1 vạn, 3/4 ở Kon Tum, ở Lào gọi là Tà Liêng. chia thành các chi họ , người đứng đầu thường là Thủ lĩnh có tài :
- Bloong Tro : có tài bắt tù binh
- Chông Hăng : tài bất Cọp V.v...
Nhóm NGƯỜI VE : ở Quảng Nam, có khoảng 2000 người, nam giới có các họ : Choong xuyên ( Côn Choong Xuyên Ngâu), Choong Unh, ...Nữ giới có các họ : Plei Pooc, Lêp Pieerr,( H'nei Plei Pooc Thêm) , Rủ Ah...
Hiện nay "từ" chỉ nam "côn", nữ "H'nei" đều đã bỏ, vì gây rắc rối khi làm giấy tờ hành chính...9- DÂN TỘC HRÊ :
có trên 11 vạn người ở Quảng Ngãi, Bình Định., trình độ phát triển khá như người Chăm, sống ở dọc Sông Re. Dưới thời Phong kiến chỉ có 1 họ là họ Đinh, nay có họ Phạm, Nguyễn , Hà... Tên nữ Thi sĩ nổi tiếng là Hơ Vê.10- DÂN TỘC KHÁNG :
có 1 vạn là cư dân bản địa ở Sơn La , Lai Châu. Họ tên theo người Thái. Ví dụ : Hoàng Sương (nam)11- DÂN TỘC KHƠ ME : đã có ở phần trước
12- DÂN TỘC KHƠ MÚ:
có 56.000 người là cư dân bản địa ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái , Lào Cai, Thanh Hóa , Nghệ an...còn gọi là : Kúm Mụ, Kmụ. Còn là cư dân đông đảo ở bên Lào. Họ và tên người Khơ Mú ở Việt Nam do lịch sử bị người Thái chinh phục, thành dân "bị trị= cuông nhốc" cho Phìa Tạo (Thái) nên thường là có 2 tên :
Họ người Khơ Mú nguyên gốc : theo tên các thú rừng, cây cối, chim, vật vô tri...như :
- Nhóm tên thú :
Nhóm Rvai (hổ) gồm có : Rvai Veng Ung (Hổ vằn tròn có đốm to);Rvai Xênh Khương (Hổ vằn đen vàng);Rvai Tlắp (Báo); Rvai Đêr (Hổ xám lớn).
Nhóm Tmoong (Chồn, Cầy) gồm có : Tmoong Hol (Cầy); Tmoong Rung (Cáo).
Ngoài ra có nhóm Tiác ( Hươu, Nai);Ho Hoa (khỉ); Hual( Gấu); Goi (Sóc); Oivê (Rái cá); Mar (Rắn); Kưmbur (Tê tê).
Nhóm tên chim : nhóm Thràng (Phượng hoàng đất);nhóm Tgooc Xlooc Ôm có 2 nhành :Ôm Cô Tlê (Chim Bồng chanh) và Ôm Lit Praga (Chìa vôi); Chưnđre (Chàng ràng); Ric (én);Rivi (Chim Phường chèo); Lang Tu (Họa mi); Khư Tloc (Cuốc); Klảng (Cắt) ; Ir Glava (Bìm bịp).
Nhóm tên cây: Nhóm Tvạ có 3 ngành : Tvạ Tờrông Blai (Guột), Tvạ Ngăm (rau Dớn), TvạVoor ( Dương xỉ) , Xinh Ưa (Tỏi).
Ngoài ra lẻ tẻ có họ Rét ( con ông lão "Tu niễu" ở dưới nước); họ Soong (cái Rọ),Ha Lip ( muôi múc canh)...
Do người Khơ Mú ở xen kẽ với người Thái (bị trị lâu đời) nên bị văn hóa Thái "đồng hóa" tới người Khơ Mú khá đận nét :
Ở Nghệ An: người Khơ Mú vẫn giữ cách đặt tên theo dòng họ theo ngôn ngữ dân tộc của mình nhứ các họ Tmoong, Soong, Rvai, Lo, Seo, Chon, Cút, Chích, Ven, Hung, O ôc...
Còn ở Sơn La, Lai Châu thì người Khơ Mú đã đổi sang họ người Thái...họ gốc khơ Mú chỉ còn gọi trong nội bộ dân tộc, tên hành chính (hộ khẩu, chứng minh thư theo họ & tên người Thái) : họ Rvai đỏi thành họ Quàng, ở Nghệ An lại đổi thành họ Lộc; Rvai Tlăp thành họ Lương, Rvai KrLự thành họ Lự...
Ở Điện Biên : họ Ôm thành hị Vi, Tmoong thành họ Lù.
Ở Sơn La : họ Ôm thành họ Lò, Tmoong thành họ Lường, họ Chưn đnẹ thành họ Tòng.13-DÂN TỘC MẠ :
Có trên 33.000 người ở Lâm Đòng , gồm các nhóm Blao, Chô Rô, Chô Tô, Chơ Sôp, Đa Dựng, Đa Huây...trước đây có tục cà răng căng tai.. Làng gọi là "bon".
Họ tên : ví dụ K'va Răng (nam), K'Bình, K' Sáu (nữ)...14- DÂN TỘC MẢNG :
Có 2663 người ở Lai Châu, sống du canh du cư, Làng gọi là "muy".
Nguồn gốc xưa có 5 họ chính, nay theo kiểu họ người Thái - H'mông : Tơ Gioảng (Chìn), Vẳn Nơ ( Lò), Văn Nệnh ( họ Anh), Tơ Lot (họ Lùng), Tơ Ổ (họ Pàn), họ Lý, Tào, Vàng, Sùng, Chao, Ma...Trong mỗi dòng họ gốc đều gắn với tên Vật tổ (Tô tem) như chim, thú hoặc một vật nào đấy. Mỗi dòng họ có cách đặt tên theo 1 kiểu riêng : ví dụ:
Thông thường là : họ, tên đệm, tên gọi chính thức. Tuy vậy : con trai đều có tên đệm là "A", nhưng lại đặt lên đầu , rồi đến tên người, cuối là họ ( cứ như kiểu tên Tây bên Châu Âu ?) : họ Vẳn Nơ (họ Lò) như A Muôn Vẳn Nơ = Lò văn Muôn.
con gái : Thà Vẳn Nơ Muôn = Lò thị Muôn.
Họ Từ Gioảng (họ Chìn) thì lại như bình thường : Từ Gioảng A Chảo= Chìn A Chảo.
Con gái : Từ Gioảng Chảo = Chìn thị Chảo.
Họ Văn Nệnh : con trai chỉ dùng một "từ" họ : như Nệnh A Kây hay Anh A Kây.
Con gái : Văn Nệnh Kây, Anh Thị Kây.
Họ Tơ Ổ (họ Pàn): con trai đặt bình thường; con gái thì đặt tên đệm là "Chứa" ở giữa- ví dụ : tên là Nhượng thì với con trai là Tơ Ổ A Nhượng, con gái là Tơ Ổ Chứa Nhượng.
Ví dụ : một số tên thông thường của người Mảng hiện đang dùng trên giấy tờ là :Lý A Lầy, Lý A Chức, Lò A Nhì, Lò A Xoang, Tào A Sến, Vàng Mò Hừ, Lùng Thị Dính, Pàn Thị Nhương, Lò Thị Phương, Hoàng Ngọc Phan, Sìn Văn Son, Pàn Thị Mê...15- DÂN TỘC M'NÔNG:
Còn gọi là Chil, Gar, Kuyênh, Nông,Preh,Prong, Riăm. có 92.451 người ở Lâm Đồng, Bình Dương , Dak Nông. Tên M'Nông hay Pnông có nghĩa là "người ở núi".
Người M'Nông ở Buôn Đôn (Dak lak) có nghề săn Voi...xưa có tục cà răng căng tai.
Các Họ : Ba Sưr, Bing, Bu đăm, Busor, Bu đôp, Bu tông, Bu nô, Bun Toi, Buôn Krong, Chin, Dak cat, Đinh Đrang, Ja, K Liêng, Lieng, Lieng Hot, Long Đing, Lưk, Mbuôn,
Mđrang, Mok, Nđu, Nong, N'tor, Ong, Pang Pé, Pang Sur, Pang Ting, Pang Tsong, Phi Mbre, Phok,Rche, Rchil, Ry am, R Lăk, Sruk, Tơr, Tumol, Triek, Uêbas, Vmăk.
Họ tên : H' Luộc NTor (nữ), K' Tân (nam).16-DÂN TỘC Ơ ĐU :
Có 301 người, cư trú ở 2 bản Kim Hòa,Xốp Pột (Tương Dương- Nghệ An), sống bằng nương rẫy, hái lượm...là tộc người không còn tiếng mẹ đẻ, bà con sử dụng chủ yếu là tiếng Thái, tiếng Khơ Mú , băn sắc văn hóa đã mờ nhạt. xa xưa không có họ, nay theo họ người Thái hoặc Lào.17-DÂN TỘC RƠ MĂM:
có 352 người ở Làng Le , xã Mo Rai, huyện Sa Thầy -Kontum. sống bằng nương rẫy, hái lượm. Tộc người này họ còn sống rải rác ở Lào, Campuchia tùy sở thích, còn ở trình độ tan rã của chế độ nguyên thủy. Dòng họ theo song hệ (cả cha/mẹ) và cư trú song phương (nội/ ngoại)
Họ tên : Y Ly Trang (nư ).18-DÂN TỘC TÀ ÔI :
Có 34.960 người ở A Lưới (Thừa thiên -Huế), còn gọi là Pa cô, Pa Hí, Cà Tua...
giỏ săn Voi. làm Lúa nước.Làng gọi là "Vel".
Có các họ : Avet (chim Vẹt), Blup, Kêr; Hoa Hăr (Thờ chó), họ Pa tả, A kơ...
Ví dụ : Hồ Đức Vai (anh hùng quân Giải phóng), Vien Lô, Hồ Onh, Plup Nùng...19-DÂN TỘC XINH MUN:
Dân số 18.018 người, là dân bản địa ở Sơn La, Lai Châu...xưa gọi là "Người Xá" (có ý miệt thị), bên Thái Lan, Lào gọi là người Khạ.
Còn có các tên gọi : Xá tú năng (uống nước, uống rượu bằng Mũi), Xá chại càng Lài (có tục xăm cằm), Xá toong lương= xá Lá vàng, Xá Poọng (Xá ở rìa bản do Phìa Tạo quản lý -làm tôi tớ), Xá Xúa (làm thuốc súng), Xá tấu nha ( Xa hay nói: không biết đâu)
Theo đồng bào thì K'xing có nghĩa là "người", mul= là "núi"- Xinh Mun là người ở núi. Trước không có họ, sau theo người Thái : Lò, Vì...Lường, Mè, Cút... như Lò Văn Sắn, Lò Văn Lên, Vì Văn Khăm...20-DÂN TỘC XƠ ĐĂNG:
Có 127.148 người ở Kon tum. có các nhóm : Cà Dong, Hà Lăng, Mơ Năm, Xơ Đăng, Tơ Đrá, Hơ Teng, Xê Tác,Xê Tang, Rơ Tê Ang, Rơ Tê A, Holklan,Kmang.
Làng gọi là "plây". Đàn ông đóng khố....
Người Xơ Đăng không có họ, chỉ có "từ" phân biệt trai gái : A Nhông, A Sênh (trai), Y Hên, Y Vênh (nữ)21-DÂN TỘC XTIÊNG :
Còn gọi Xa Điêng , là hậu duệ của người Phù Nam xưa ở Nam Bộ. Trước đây con trai là K' để trước tên như K' Lư, con gái là Thị...Ví dụ: Thị Diêm, Thị Em
Sau này có họ Điểu ( Điểu Bảo) người theo họ Thiên Chúa lấy họ Lê ( Lê K' Bang).Nhóm NGƯỜI TÀ MUN :
ở Tây Ninh có 389 người là nhóm thuộc người Xtiêng. |
Nhận xét
Đăng nhận xét