AAV7A1(Xe tấn công "lưỡng cư" )– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ

Xe tấn công "lưỡng cư" 









AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ

Khả năng di động tốt cũng như sự đa nhiệm đã giúp AAV7A1 có chỗ đứng ở nhiều lực lượng quân sự trên thế giới.

Xe lội nước AAV còn được biết đến với cái tên AAV-7A1 (tiền thân là LVT-7) là xe đổ bộ đường thủy được san xuất nhằm trang bị cho lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ và 11 quốc gia khác.

AAV7 từng được Thủy quân Lục chiến Mỹ và các quốc gia khác gọi là LVTP7. Đây là chiếc xe khá khủng với bộ bánh xích đặc biệt nhằm đơn giản hóa việc đổ quân đường biển. LVTP7 được sản xuất và chính thức được đưa vào sử dụng vào năm 1972 nhằm thay thế mẫu LVTP-5 đã “già” trước đó. Vào năm 1985, mẫu xe này được đổi tên thành AAV7. Đến nay, có khoảng 1.500 chiếc AAV7 đã được sản xuất và biên chế trong các lực lượng quân đội như Mỹ, Úc, Argentina, Brazil, Ý, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thái Lan và Campuchia.

Để vận hành chiếc xe cần có ba người bao gồm chỉ hủy, pháo thủ và tài xế. Xe có khả năng chở được 25 lính thủy hoặc 4,5 tấn hàng hóa. Xe có hai lối vào và ra ở đuôi hoặc trên nóc xe. 

AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ 1
AAV7 được triển khai từ tàu đổ quân sau đó tự mình “bơi” vào bờ. Nhiệm vụ chính của mẫu xe này là làm mũi nhọn tiến công và giải phóng bãi biển cho các lực lượng phía sau đổ bộ thuận lợi. Ngoài ra, khi bãi biển đã được “dọn dẹp” AAV7 sẽ đóng vai trò canh gác, tuần tiễu cũng như vận chuyển quân và hàng hóa, hỗ trợ cho tiền tuyến.

AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ 2

Vỏ thép của chiếc xe được hàn thêm nhôm nhằm giúp xe chống được những cuộc tấn công nhỏ hoặc mảnh pháo. Ban đầu xe được trang bị một súng máy 12,7 mm, nhưng hỏa lực này có vẻ không hiệu quả nên pháo 20mm và 30mm được đưa vào thử nghiệm  để thay thế. Tuy nhiên hỏa lực lớn hơn lại không thể tương thích nên kế hoạch nâng cấp cải tiến đã bị hủy bỏ.

Xe nặng 23,9 tấn và được trang bị động cơ tăng áp diesel V8 đặt phía trước với công suất 400 mã lực. Gánh trách nhiệm giúp xe “bơi” là hai bơm đẩy công suất 14.000 galon/phút đặt ở phía sau và bánh xích của xe. Vận tốc tối đa của xe trên đất liền là 72,4 km/h và 13,5 km/h dưới nước.

Thế hệ tiếp theo cũng là thế hệ mới nhất của xe là mẫu AAV7A1 được sản xuất vào cuối những năm ’70 của thế kỷ trước. Các nâng cấp ở mẫu AAV7A1 gồm động cơ diesel mới, thiết bị nhìn đêm, hệ thống điều khiển vũ khí mới, không gian trong xe cũng thông thoáng hơn và nhiều thay đổi khác. Bên cạnh đó, tháp pháo cũng được cải tiến để có thể gắn được nhiều loại vụ khí bao gồm súng máy 12,7 mm cũng như súng phóng lựu 40mm Mk-19.

Các biến thể khác của AAV7A1 bao gồm:

AAVP-7A1: 

AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ 3
Đây là biến thể phổ biến nhất với súng máy 12,7 mm và súng phóng lựu 40 mm Mk-19. Xe có thể vận chuyển 25 lính thủy cộng với tổ lái ba người của xe. Rất nhiều xe của biến thể này được “độ” lại để có thể lắp thêm thiết bị phá mìn Mk 154 MCLC. 

AAVC-7A1: 

AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ 4
Biến thể này không được trang bị tháp súng, không gian bên trong xe cũng không được dùng để chở quân mà là nơi chứa các trang thiết bị liên lạc, đảm nhận vai trò liên lạc và chỉ huy. Theo đó, ngoài tổ lái của xe còn có thể chứa thêm 5 lính liên lạc, 3 lính khác và 2 sĩ quan chỉ huy.

AAVR-7A1: 

AAV7A1– Mũi nhọn tiến công của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ 5
Tương tự như biến thể AAVC-7A1, biến thể này cũng không có tháp súng . Vai trò của biến thế này là sửa chữa các phương tiện khác trên chiến trường với cần cẩu, dụng cụ và nhiều trang thiết bị khác. Đây là biến thể nặng nhất trong ba biến thể nên tốc độ di chuyển của nó được xem là chậm nhất.


Quân đội Mỹ từng có chương trình phát triển phương tiện lội nước mới có tên EFV với sức chứa và tốc độ vượt trội nhằm thay thế mẫu AVV hiện tại. Tuy nhiên, chương trình này đã bị hủy bỏ vào năm 2012 và được thay thế bằng chương trình khác có tên ACV. Tuy nhiên AVV sẽ vẫn tiếp tục sát cánh cùng lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ trong nhiều năm tới cho đến khi phương tiện mới chính thức được biên chế.















































Nhận xét