1-9-1858 :Liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng vào thành Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm


 cangdanangkhiphapvao_500
Đến năm 1857, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách cấm đạo nghiệt ngã; tư bản phương Tây mượn cớ đó bèn đẩy mạnh việc vũ trang xâm lược nước ta. Giữa năm 1858, chiến hạm Pháp và chiến hạm Tây Ban Nha đến hội quân tại Hải Nam để chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Đến năm 1857, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách cấm đạo nghiệt ngã; tư bản phương Tây mượn cớ đó bèn đẩy mạnh việc vũ trang xâm lược nước ta. Giữa năm 1858, chiến hạm Pháp và chiến hạm Tây Ban Nha đến hội quân tại Hải Nam để chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Có tới 13 chiếc thuyền của liên quân Pháp – Tây Ban Nha trang bị vũ khí hiện đại, trong đó có tàu chở tới 50 đại bác dàn trận ở cửa biển Đà Nẵng.
Mờ sáng ngày 1-9-1858, quân Pháp ngang ngược gởi tối hậu thư đòi triều đình phải trả lời. Sau đó, chúng ngang nhiên nã đại bác vào, bắn phá hệ thống đồn lũy của quân đội nhà Nguyễn, vây đánh hai thành An Hải và Điện Hải, chiếm bán đảo Sơn Trà, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Mặc cho thái độ do dự của nhà Nguyễn, nhân dân ta ngay từ đầu đã anh dũng chống trả quyết liệt các cuộc tấn công của quân xâm lược để bảo vệ tổ quốc.
 Ngày 1-9-1858, Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tấn công vào cửa sông Hàn - vịnh Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược VN. Trận đầu chống Pháp của những nghĩa quân "động làm binh, tĩnh làm dân" chỉ bằng trái mù u, sọt đan tre... song đã ngăn được bước chân quân Pháp nơi vùng cửa biển.
heo sách Việt Nam thế kỷ 19 của Nguyễn Phan Quang, sau nhiều ngày nhổ neo rời cảng Yulikan (cực nam đảo Hải Nam, Trung Quốc), ngày 31-8-1858, đoàn chiến hạm 14 chiếc với 2.500 quân viễn chinh gồm liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly đã cập cảng Đà Nẵng.
Sáng sớm hôm sau, ngày 1-9, tướng Genouilly lập tức gửi tối hậu thư cho viên trấn thủ Đà Nẵng, hẹn trong hai giờ phải nộp ngay các pháo đài cho liên quân Pháp - Tây Ban Nha. Tổng đốc Nam Ngãi Trần Hoằng có trong tay 3.000 quân án binh bất động. Rigault lệnh cho 14 chiến thuyền chia làm hai cánh đồng loạt tiến vào cửa Hàn.

Image
Ngày 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của trung tướng Rigault de Genouilly đã có mặt tại cửa Hàn (Đà Nẵng) chuẩn bị tấn công - Ảnh tư liệu
Cầm chân quân Pháp
Sau hơn nửa giờ bắn phá, tất cả pháo đài, thành lũy của quan quân triều Nguyễn nằm dọc cửa Hàn gần như tê liệt. Quân Pháp bắt đầu đổ bộ lên bờ đánh chiếm thành Điện Hải (nay thuộc Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng) và các đồn phụ cận. Trong khi chiến sự đang diễn ra phía trong vịnh Đà Nẵng, phía thành An Hải - nơi án ngữ cửa sông Hàn (nay là P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà), ba chiến hạm khác của liên quân cũng đồng loạt nã pháo. Chỉ sau một giờ oanh tạc bằng tàu đồng đạn sắt, thành An Hải nhanh chóng rơi vào tay quân Pháp. Các pháo đài phòng hải nằm dọc bán đảo Sơn Trà lần lượt bị đánh chiếm. Chớp lấy thời cơ, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nhanh chóng đổ bộ chiếm lấy toàn bộ bán đảo Sơn Trà.
Image
Thành Điện Hải sau những đợt oanh tạc bằng đại bác vào sáng 1-9-1858 - Ảnh tư liệu
Vua Tự Đức liền cử đô thống Lê Đình Lý và tham tri Phan Khắc Thận đem 2.000 cấm binh tăng cường cho Đà Nẵng. Quân Pháp thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, cố chiếm Đà Nẵng để đánh Huế. Sáng 2-9-1858, quân Pháp dùng sáu tàu và pháo thuyền bắn phá tập trung vào thành Điện Hải. Sau nửa giờ bị bắn phá, thành Điện Hải hư hại nặng. Tổng đốc Trần Hoằng do để mất thành An Hải và thành Điện Hải đã bị vua Tự Đức bãi chức và ông Đào Trí lên thay. Ông đặt chỉ huy sở tại làng Nghi An (nay thuộc P.Hòa Phát, Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Quân Pháp khống chế vịnh Đà Nẵng và sông Hàn, Genouilly tuyên bố chiếm Đà Nẵng.
Tình hình Đà Nẵng ngày càng khó khăn, vua Tự Đức quyết định cử thống chế Nguyễn Tri Phương làm thống chế quân vụ. Sử sách ghi lại cho biết vào các ngày 21 và 22-12-1858, quân Pháp đưa tàu ngược sông Hàn sâu hơn để đánh các đồn Nại Hiên và Hóa Khuê, nhưng đã bị đẩy lui. Rút kinh nghiệm từ các trận Nại Hiên và Hóa Khuê, thống chế cho xây thành đắp lũy kiên cố, chính nhờ vậy mà quân Pháp nhiều lần tấn công các đồn Nại Hiên, Hóa Khuê, Thạc Gián đều bị đánh lui. Để yên tâm, thống chế Nguyễn Tri Phương cho xây thêm một đồn mới ở Liên Trì vào tháng 1-1859.

Nhận xét