Chiến trường Hà Nội
1. Đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873 - 1874)
Ngay sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp ở Sài Gòn đã tính đến việc theo đường sông Cửu Long tiến sâu vào lục địa châu Á. Nhưng đợt thăm dò sông Cửu Long năm 1866 của Doudart de Lagrée và Francais Garnier đi đến kết luận: Không thể tiến vào Trung Hoa bằng con đường này. Trái lại, muốn đạt mục đích trên thì phải làm chủ con sông Hồng chảy qua Bắc kỳ đổ ra biển Đông, và phải làm nhanh trước khi thực dân Anh nhúng tay vào. Thống đốc Nam kỳ Dupré trực tiếp thực hiện kế hoạch này.
Ngay sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp ở Sài Gòn đã tính đến việc theo đường sông Cửu Long tiến sâu vào lục địa châu Á. Nhưng đợt thăm dò sông Cửu Long năm 1866 của Doudart de Lagrée và Francais Garnier đi đến kết luận: Không thể tiến vào Trung Hoa bằng con đường này. Trái lại, muốn đạt mục đích trên thì phải làm chủ con sông Hồng chảy qua Bắc kỳ đổ ra biển Đông, và phải làm nhanh trước khi thực dân Anh nhúng tay vào. Thống đốc Nam kỳ Dupré trực tiếp thực hiện kế hoạch này.
Tháng 1.1872, lợi dụng việc triều đình Huế nhờ quân đội Pháp dẹp giặc biển ở Bắc Kỳ, Dupré cử viên trung tá hải quân Senez đem chiến hạm “Bourayne” ra Huế báo tin rồi tiến thẳng ra vịnh Bắc Kỳ. Mười tháng sau, cũng dựa vào lý do trên, tướng D’Arbaud (tạm thay Dupré nghỉ phép) lại cử chiến hạm “Bourayne” ra Bắc, tiến sâu vào nội địa, tìm đường lên Hà Nội. Tuy bị các quan địa phương phản đối, viên trung tá Pháp vẫn lên bộ quan sát Hà Nội và các triền sông phụ cận, và đệ trình một kế hoạch đánh chiếm Bắc Kỳ. Tháng 5.1873, Dupré báo cáo về Pháp rằng: “Việc đánh chiếm Bắc Kỳ là một vấn đề sinh tử cho tương lai thống trị của chúng ta ở Viễn Đông”.
Trong việc xâm lược Bắc Kỳ, thực dân Pháp ở Sài Gòn liên kết hành động với Jean Dupuis, một lái buôn Pháp đang kinh doanh ở Trung Hoa.
Jean Dupuis đã từng đi lính Pháp trong cuộc chiến với nhà Thanh. Sau năm 1860, Dupuis trở thành một lái súng, có thương điếm trên đất Trung Hoa, cung cấp khí giới cho nhà cầm quyền đàn áp cuộc nổi dậy của người theo đạo Hồi. Từ năm 1867, Dupuis dựa vào thế lực của quan nhà Thanh ở Vân Nam, cùng thực dân Pháp ở Sài Gòn bàn tính kế hoạch xâm nhập Bắc Kỳ bằng con đường sông Hồng. Dupuis nhiều lần gây những vụ khiêu khích ở Hà Nội, bắt giữ thuyền bè của dân, tấn công đồn canh của quân ta ven sông Hồng…
Tháng 7.1873, thống đốc Nam Kỳ Dupré điện về Pháp: “Bắc Kỳ đã được khai phóng do thắng lợi của Dupuis, tạo hiệu quả sâu rộng trong nền thương mại Anh, Đức, Mỹ. Chiếm Bắc Kỳ là tuyệt đối cần thiết để bảo đảm cho nước pháp con đường thông thương duy nhất này. Tôi không cần viện binh gì hết, tôi giải quyết bằng cách của tôi. Bảo đảm thắng lợi”.
Ngay thời điểm đó, triều đình Huế cử một phái bộ vào Sài Gòn yêu cầu thực dân Pháp giải quyết vụ Dupuis. Chớp cơ hội, ngày 11.10.1873, thiếu tá hải quân Francis Garnier ghé qua Đà Nẵng báo tin, triều đình Huế cử ba võ quan đi theo hạm đội Pháp. Ra đến Hà Nội, F. Garnier phối hợp với lực lượng của Dupuis, liên kết với bọn phản động tuyển mộ ngụy quân, đột nhập thành Hà Nội yêu cầu khai phóng sông Hồng.
Ngay thời điểm đó, triều đình Huế cử một phái bộ vào Sài Gòn yêu cầu thực dân Pháp giải quyết vụ Dupuis. Chớp cơ hội, ngày 11.10.1873, thiếu tá hải quân Francis Garnier ghé qua Đà Nẵng báo tin, triều đình Huế cử ba võ quan đi theo hạm đội Pháp. Ra đến Hà Nội, F. Garnier phối hợp với lực lượng của Dupuis, liên kết với bọn phản động tuyển mộ ngụy quân, đột nhập thành Hà Nội yêu cầu khai phóng sông Hồng.
Francis Garnier
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đòi Dupuis phải rời khỏi sông Hồng và ra thông cáo cho dân chúng biết F. Garnier ra Hà Nội chỉ có nhiệm vụ dàn xếp vấn đề Dupuis. Trước thái độ kiên quyết của Nguyễn Tri Phương, F. Garnier quyết định dùng vũ lực. Ngày 19.11.1873, F. Garnier gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương đòi trao thành, đòi cho Dupuis được tự do xuôi ngược sông Hồng và phải trả lời trước 6 giờ chiều cùng ngày. Nguyễn Tri Phương cương quyết cự tuyệt và tăng cường phòng thủ thành Hà Nội.
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đòi Dupuis phải rời khỏi sông Hồng và ra thông cáo cho dân chúng biết F. Garnier ra Hà Nội chỉ có nhiệm vụ dàn xếp vấn đề Dupuis. Trước thái độ kiên quyết của Nguyễn Tri Phương, F. Garnier quyết định dùng vũ lực. Ngày 19.11.1873, F. Garnier gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương đòi trao thành, đòi cho Dupuis được tự do xuôi ngược sông Hồng và phải trả lời trước 6 giờ chiều cùng ngày. Nguyễn Tri Phương cương quyết cự tuyệt và tăng cường phòng thủ thành Hà Nội.
Mờ sáng ngày 20.11.1873, hơn 200 lính Pháp phối hợp cùng quân của Dupuis đang đóng ở Hà Nội và 11 khẩu đại bác đặt trên hai tàu chiến đang đậu trên sông Hồng, Garnier hạ lệnh nổ súng tấn công thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương lên thành trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu, không may bị trọng thương. Con trai ông là Nguyễn Lâm tử trận. Quân triều đình tan vỡ, một số bị địch bắt giải vào Sài Gòn, một số chạy ra ngoại thành, rút lên Sơn Tây.
Sau khi Pháp chiếm thành đã bắt giữ Nguyễn Tri Phương rồi cố tình chữa vết thương cho Ông để hòng mua chuộc một tướng tài, có uy tín, nhưng Ông đã nhịn ăn đến chết, Ông mất ngày 20.12.1873.
Tổng đốc Thành Hà Nội - Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) Giáo sư họa sỹ Trần Văn Phú họa lại từ bức tranh của người pháp vẽ năm 1873. Ảnh: tư liệu
Quân Pháp đánh thành Hà Nội
Sau khi chiếm thành Hà Nội, thừa cơ triều đình Huế tự giam mình trong thế bị động thương thuyết, quân Pháp nhanh chóng đánh chiếm tiếp các tỉnh thành khác như: Hưng Yên, Hải Dương, Phủ Lý, Ninh Bình và Nam Định.
Sáng ngày 21/12/1873, Garnier chỉ huy đoàn quân từ nội thành Hà Nội tiến lên hướng Sơn Tây, khi đến khu vực Cầu Giấy thì bị quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Lưu Vĩnh Phúc chặn đánh. Garnier cùng nhiều binh sĩ Pháp phải bỏ mạng tại Cầu Giấy.
Trận Cầu Giấy làm cho quân Pháp ở Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ hoảng sợ đến nỗi muốn bỏ thành chạy. Quân dân nhiều nơi phấn khởi, sẵn sàng đứng lên đánh Pháp. Nhưng một lần nữa triều đình Huế hèn nhát bỏ lỡ thời cơ, không những không dám hiệu triệu quan quân thừa thắng xông lên mà lại ra lệnh cho Hoàng Tá Viêm lui binh, rút quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc lên mạn ngược nhằm để “tạo không khí thuận lợi trong cuộc thương thuyết với Pháp”.
*Hiệp ước Giáp Tuất tại Sài Gòn 15/3/1874:
Ngày 3.1.1874, Philastre và Nguyễn Văn Tường đến Hà Nội, mở đầu cuộc thương thuyết bằng việc phía Pháp lần lượt trả lại các thành đã chiếm: thành Hải Dương được trao trả ngày 2.1.1874, thành Ninh Bình ngày 8.1, thành Nam Định ngày 10.1 và thành Hà Nội ngày 20.1.1874. Quân Pháp rút về Cửa Cấm chờ lệnh mới. Ngày 4.3.1874, Philastre và Nguyễn Văn Tường trở về Huế gặp vua Tự Đức rồi cùng vào Sài Gòn chuẩn bị ký hiệp ước mới. Kết quả là một điều ước phản bội nữa được ký kết vào ngày 15/3/1874 (Hiệp ước Giáp Tuất) tại Sài Gòn.
Ngày 15.3.1874, “Hiệp ước hòa bình và liên minh” được ký kết giữa một bên là Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường (đại diện triều đình) và một bên là Dupré (đại diện chính phủ Pháp)
Hiệp ước gồm 22 điều khoản với những nội dung cơ bản như sau: hiệp ước mới thay thế hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thực chất là không bàn việc sửa đổi hiệp ước cũ nữa và hợp thức luôn việc Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Từ đây, triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp ở Nam Kỳ, không ký hiệp ước thương mại với các nước khác, giáo sĩ đạo Thiên Chúa được phép đi lại hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự. Ngoài ra triều Nguyễn phải truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.
Hiệp ước gồm 22 điều khoản với những nội dung cơ bản như sau: hiệp ước mới thay thế hiệp ước Nhâm Tuất (1862), thực chất là không bàn việc sửa đổi hiệp ước cũ nữa và hợp thức luôn việc Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây. Từ đây, triều đình Huế chính thức thừa nhận chính quyền của Pháp ở Nam Kỳ, không ký hiệp ước thương mại với các nước khác, giáo sĩ đạo Thiên Chúa được phép đi lại hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, mở cửa sông Hồng, cửa Thị Nại, Hải Phòng, Hà Nội cho Pháp buôn bán và đặt lãnh sự. Ngoài ra triều Nguyễn phải truy bắt và giải nộp cho Pháp những người nổi loạn ở Nam Kỳ trốn ra phía Bắc. Hiệp ước 1874 đánh dấu bước mới trong quá trình đầu hàng của triều Nguyễn.
Hơn 5 tháng sau, ngày 31.8.1874, thêm một Điều ước Thương mại được ký kết ở Gia Định, gồm 29 khoản, thừa nhận quyền kiểm soát của Pháp trên thị trường Việt Nam: hàng hóa, tàu bè Pháp được bảo đảm đặc quyền, hoạt động xuất nhập cảng (kể cả thu thuế thương chính) do người Pháp chi phối, điều hành…
Tóm lại, với Hiệp ước tháng 3.1874 và Thương ước tháng 8.1874, Nam Kỳ được chính thức thừa nhận là thuộc địa của Pháp, phần còn lại của đất nước thì người Pháp được quyền chi phối ngoại giao, nội trị.
Tóm lại, với Hiệp ước tháng 3.1874 và Thương ước tháng 8.1874, Nam Kỳ được chính thức thừa nhận là thuộc địa của Pháp, phần còn lại của đất nước thì người Pháp được quyền chi phối ngoại giao, nội trị.
2. Đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai (1882 - 1883)
Quân Pháp đánh thành Hà Nội lần 2.
Từ sau hiệp ước Giáp Tuất (1874), thực hiện điều khoản “Pháp bảo vệ nhà vua [Nguyễn] chống mọi sự tấn công”, thống đốc Nam kỳ nhiều lần phái sĩ quan, chiến hạm phối hợp với quân triều đình đàn áp các cuộc chống đối, nổi dậy và đánh dẹp cướp biển, lập căn cứ trú quân ở đảo Cát Bà.
Trong những năm từ 1874 - 1884, ngoài các cuộc nổi dậy với mưu đồ khác nhau ở Bắc Hà (như cuộc nổi dậy của Tạ Văn Phụng ở Hải Dương - Quảng Yên), phong trào khởi nghĩa cũng lan vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, tác động mạnh tới kinh thành Huế, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do các văn thân ở Nghệ Tĩnh cầm đầu đã nói ở mục trên. Lực lượng nghĩa quân lên tới 20.000 người, đánh chiếm tỉnh thành Hà Tĩnh, bao vây phủ lỵ Diễn Châu, lập căn cứ ở Vinh. Quân triều đình không dẹp nổi, phải dựa vào giáo sĩ Pháp mới đánh tan được nghĩa quân. Trong việc đánh dẹp “giặc khách” (Cờ Vàng), các quan tỉnh Hà Nội cũng phải nhờ đến lãnh sự Pháp giúp sức tiễu phạt. Giặc “tàu ô” quấy phá vùng ven biển Bắc Kỳ, quan tỉnh Hải Dương cũng được lệnh phối hợp với quân Pháp đi tiễu trừ.
Nắm được sự suy yếu cực độ của chính quyền nhà Nguyễn, chính phủ cộng hòa Pháp (Đệ tam cộng hòa) quyết định đẩy mạnh cuộc xâm lược toàn bộ nước ta. Những đoạn trong thư Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa gửi Bộ Ngoại giao Pháp hồi tháng 4.1875 thể hiện rõ ý đồ này, đại lược như sau: nước Việt Nam đã suy nhược tự thấy không còn đủ sức cai trị dân mình…, tất phải bị một cường quốc đô hộ. Chúng ta đã chiếm được Nam Kỳ, không thể để cho một thế lực nào khác gây sức ép với Tự Đức. Ta phải tiếp tục [xâm chiếm Việt Nam], nhất quyết không thoái lui, không để mất quyền lợi đã giành được….
Và trên thực tế, năm 1879, Pháp chuẩn bị 3.000 lính, 12 tàu chiến đưa sang Việt Nam đánh chiếm Bắc Kỳ, mặt khác nhân triều đình Huế yêu cầu giúp thêm lực lượng trấn áp các cuộc nổi dậy, thực dân Pháp ở Hà Nội, Hải Phòng lại được dịp tăng quân lên gấp hai lần số quân đồn trú được quy định trong hiệp ước.
Tuy “hòa hảo” và dựa vào thực dân Pháp để dẹp loạn, vua Tự Đức vẫn thấy cần thiết nhờ nhà Thanh trợ giúp, ít nhất cũng tạo thế “đối trọng” với Pháp ở Bắc Kỳ. Hơn thế, vua Tự Đức còn cử người đi liên lạc với một số nước châu Âu khác (Tây Ban Nha, Anh, Đức) nhằm kềm chế bớt áp lực của Pháp. Nhưng ý định này không thành, vì đều bị phía Pháp dựa vào các điều khoản trong hiệp ước 1874 để ngăn chặn.
Tháng 3/1882, viện cớ triều đình Huế “vi phạm” Điều ước 1884, Thống đốc Nam kỳ phái đại tá Henri Rivière mang 400 quân cùng 2 pháo thuyền ra Bắc.
Ngày 26.3.1882, Henri Rivière đem 200 lính cùng hai pháo thuyền tiến ra Bắc Kỳ, lên Hà Nội (2.4.1882), lợi dụng việc tiếp kiến tổng đốc Hoàng Diệu, vào thành quan sát và yêu cầu phá hủy các công trình phòng thủ trong thành. Hoàng Diệu không nao núng, củng cố thành lũy, công sự, xây ụ cản… kiên quyết kháng chiến. Đồng thời ông cấp báo về Huế xin cho lực lượng Hoàng Tá Viêm ở Sơn Tây về phối hợp và liên lạc với các tỉnh viện trợ thêm quân và vũ khí.
Nhưng vua Tự Đức lo ngại “thổ phỉ” phương Bắc lại tụ tập nếu cho rút quân Hoàng Tá Viêm về bảo vệ Hà Nội, mặt khác làm như thế sẽ làm cho người Pháp “ngờ vực”. Nhà vua khuyên Hoàng Diệu, Hoàng Tá Viêm đừng làm việc “không phải lúc”, nên bình tĩnh, đừng “rối rít”. Tại Huế, vua Tự Đức sai Nha Thương bạc chất vấn lãnh sự Pháp tại sao kéo quân ra Bắc, và được trả lời: “Hà Nội muốn được yên thì phải giải binh và phá bỏ các công trình phòng ngự”.
Giữa tháng 4.1882, Henri Rivière điều động 7 tàu chiến và 2 xuồng máy ở Hải Phòng về Hà Nội. Mờ sáng ngày 25.4.1882, Rivie gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu đòi nộp thành và trình diện. 8 giờ sáng tàu chiến Pháp dàn trận trên sông Hồng nhất loạt bắn vào thành Hà Nội, công phá Cửa Bắc. Đang chiến đấu thì kho thuốc đạn trong thành bốc cháy làm cho quan quân Hoàng Diệu rối loạn. Thừa cơ đó quân Pháp đột nhập thành. Các quan đề đốc, bố chánh, lãnh binh tụt thành bỏ trốn, quân ta tan vỡ. Hoàng Diệu vào Hành cung thảo Di chiếu gửi triều đình rồi dùng khăn lụa treo cổ tự vẫn trong vườn Võ Miếu (dưới chân cột cờ Hà Nội ngày nay).
Hoàng Diệu
Vết đại bác trên cổng Bắc thành Hà Nội do pháo thuyền của Pháp bắn vào. Nguyên văn biển đá bằng tiếng Pháp: 25 avril 1882: Bombarde de la citadelle par les canonnières "Surprise" et "Fanfare"; nghĩa là Ngày 25/04/1882: Vết bắn phá thành của các pháo thuyền "Surprise" và "Fanfare".
Nhận được chỉ thị từ Paris, Henri Rivière báo cho vua Tự Đức rằng: thành Hà Nội sẽ được trả lại và quân Pháp sẽ cùng triều đình cộng tác giữ thành, chuẩn bị cho cuộc thương thuyết mới.
Hoàng Tá Viêm tâu báo về âm mưu của địch “không chiếm hết toàn hạt Bắc Kỳ thì họ không thôi” và xin nhà vua không nên “cứ sa mãi vào thuật của họ”, nhưng ông đã bị vua khiển trách. Giữa lúc đó, sứ thần nhà Thanh (Lý Hồng Chương) đến Huế, ý tưởng cầu cứu nhà Thanh để đối phó với thực dân Pháp bắt đầu biểu hiện mạnh trong một bộ phận triều thần.
Nhưng nhà Thanh chỉ muốn nhân cơ hội tìm cách chia phần với Pháp ở Bắc Kỳ. Sau khi quân Pháp hạ thành Hà Nội, các quan chức nhà Thanh ở Lưỡng Quảng, ở cơ quan đối ngoại đều lên tiếng: “Người Pháp đã chú ý sông Hồng, việc Bắc Kỳ Thanh triều cần phải tham dự…, không thể trì hoãn, phải có âm mưu gì ở Việt Nam…”. Trên thực tế, tổng đốc Lưỡng Quảng đã được lệnh cho quân vượt biên giới, đóng ở Bắc Ninh, Hưng Hóa, Quảng Yên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang. Đến cuối năm 1882, số quân Thanh kéo sang Bắc kỳ lên đến 2 vạn người.
Tạm ước Thiên Tân (2.12.1883) giữa Pháp và nhà Thanh đã được ký kết trong bối cảnh đó. Tạm ước Thiên Tân xác nhận việc chia Bắc Kỳ làm hai khu vực: nhà Thanh kiểm soát phía tả ngạn sông Hồng và Pháp kiểm soát phía hữu ngạn. Nhưng nội các Pháp đã bác bỏ tạm ước này, vì thực hiện theo đó thì nguồn khoáng sản Bắc Kỳ - trước hết là khu mỏ Hồng Gai - có nguy cơ lọt vào tay thực dân Anh đứng sau các quan chức nhà Thanh.
Ngày 12.3.1883, Henri Rivière cho quân chiếm Hồng Gai, đóng quân ở Bãi Cháy để khống chế vùng mỏ và Vịnh Hạ Long. Mấy ngày sau, chiến thuyền Pháp chiếm luôn Quảng Yên và chuẩn bị đánh thành Nam Định. Ngày 26.3.1883, Henri Rivière gửi tối hậu thư cho tổng đốc Nam Định Võ Trọng Bình đòi phá hủy công trình phòng ngự và trình diện. Sáng hôm sau (27.3) chiến thuyền Pháp dàn trên sông Vị Hoàng bắn vào thành, lập lại bài bản đánh thành Hà Nội trước đó ngót một năm.
Chiếm xong Nam Định, Henri Rivière trở về Hà Nội giữa lúc hai cánh quân Sơn Tây (của Hoàng Tá Viêm) và Bắc Ninh (của Trương Quang Đản) đã kéo về bao vây. Ngày 19 tháng 5-1883, hơn 500 quân Pháp do Henri Rivière trực tiếp chỉ huy tiến về hướng Hoài Đức. Quân ta mai phục sẵn bên kia Cầu Giấy bố trí trận địa cản địch.
Cánh quân địch đi đầu vượt qua Cầu Giấy bị chống trả quyết liệt từ nhiều phía. Cánh quân của Henri Rivière đánh thẳng vào Tiền Thôn hòng tiêu diệt chủ lực của ta cũng bị chặn lại, mấy sĩ quan bị thương. 500 lính Pháp lúng túng tháo lui chen chúc nhau qua cầu, định dùng hỏa lực mạnh (đại bác) giành lại thế chủ động. Lập tức quân ta nổi hiệu xung phong. Ngót 100 lính Pháp chết và bị thương, trong đó có 5 sĩ quan bỏ mạng, kể cả Henri Rivière.
Riviere trong trận Cầu Giấy(19 tháng 5 năm 1883)
Nhận xét
Đăng nhận xét