Thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế (1883 - 1884)

 Thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế (1883 - 1884)

 phao_tan_cong_thuan_an_400
Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Huế)
 chien_t_ruong_hue_500
Chiến trường Huế 1883-1885

     Thời gian H. Rivière đang mở rộng địa bàn chiếm đóng ở Bắc Kỳ thì tại Pháp, Nội các Ferry bàn kế hoạch nhanh chóng khuất phục triều đình Huế và ngăn chặn ý đồ của nhà Thanh đối với Bắc Kỳ. Trước mắt, Ferry quyết định tăng quân số và ngân sách cho vấn đề Bắc Kỳ, đồng thời bác bỏ tạm ước Thiên Tân ký với nhà Thanh. Thất bại ở Cầu Giấy cùng cái chết của H. Rivière càng thúc giục chính phủ Pháp thực hiện kế hoạch trên, mở đầu bằng quyết định đánh thẳng vào Huế buộc triều đình Tự Đức đầu hàng, đồng thời cũng là đặt nhà Thanh trước “việc đã rồi”.

     Cuối tháng 7-1883  bọn chỉ huy Pháp họp nhau ở Hải Phòng  , bàn kế hoạch tấn công mới . Giữa lúc đó, vua Tự Đức mất (17.7.1883), triều thần phân hóa thành hai phe “chủ chiến” và “chủ hòa”. Về phía Pháp, đồng thời với những trận đánh quy mô ở Bắc Kỳ sau khi được tăng viện, giữa tháng 8.1883, cao ủy Pháp Harmand ra lệnh cho đô đốc Courbet đưa một hạm đội với 600 quân từ Đà Nẵng kéo ra cửa Thuận An.

         Ngày 18.8.1883, Courbet gửi tối hậu thư cho vua Hiệp Hòa, đòi giao các pháo đài ở Thuận An trong vòng 2 giờ đồng hồ. Trong lúc vua Hiệp Hòa đang xin đình chiến thì đại bác của thực dân Pháp tới tấp công phá hệ thống pháo đài Thuận An.
          Bắt đầu là  cuộc đấu pháo giữa pháo đài ta và tàu chiến địch , nhưng đạn của ta không tới được tàu chiến của địch, còn pháo đài của ta bị thiệt hại nhiều .
          Tiếp đến là  cuộc đánh  giáp lá cà ở trên bờ, quanh các pháo đài và đường hầm . Quân ta chống lại kịch liệt , bị chết và bị thưong trên 2000 người , trấn tướng Lê Sĩ , Lê Chuẩn đều tử trận , Lâm Hoàng , Trần Thúc Nhẫn  nhảy xuống sông tự tử . Pháp chiếm được cửa Thuận An

          Sau 3 ngày cầm cự, đêm 20.8.1883, vua Hiệp Hòa cử sứ giả đi gặp Harmand xin “nghị hòa” và chấp nhận những điều kiện do phía Pháp đưa ra (phá hủy toàn bộ hệ thống phòng ngự, giao các chiến thuyền cho Pháp…, thực chất là để ngỏ kinh thành đón Pháp).
     
     Một bản hiệp ước chuẩn bị sẵn gồm 27 điều khoản được trao cho triều đình Huế và chỉ được trả lời “thuận” hay “không thuận” trong vòng 24 giờ đồng hồ. Ngày 25.8.1883, đại diện triều đình Huế đã đồng ý ký Hiệp ước (thường gọi là hiệp ước Harmand hay hòa ước Quý Mùi)

Tập tin:LeKyHoaUocQuyMui1883Hue.jpg  Lễ ký kết
 Hình :Lễ ký kết Hiệp ước Quý Mùi tại Thuận An-Huế, ngày 25 tháng 8 năm 1883, trong đó: Trần Đình Túc (ngồi đầu bên trái),  Francois Jules Harmand  (thứ 3 bên trái) và Nguyễn Trọng Hợp   (người đứng bên phải).
Nội dung chính của Hiệp ước Harmand: Hòa ước Quý Mùi1883
    * Về nội trị: từ nay Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp.
                + Nam kỳ thuộc địa từ 1874 nay thêm vào 1 tỉnh mới là Bình Thuận.
                + Ba tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh  sáp nhập vào Bắc kỳ .
                + Từ Khánh Hòa đến Đèo Ngang  thuộc quyên cai trị của triều đình .

        Bắc Kỳ là đất nửa bảo hộ có các viên Công sứ Pháp ỡ mỗi tỉnh để kiểm soát công việc cai trị của quan lại Việt Nam .
       Trung kỳ do triều đình quản lý, nhưng có một Khâm sứ của Pháp đóng tại Huế trực tiếp điều khiển, được quyền tự do  ra v ào gặp nhà vua bất cừ lúc nào .
      Triều đình Huế phải triệt hết quân đội ở Bắc kỳ về .
 
  * Về đối ngoại: mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
   * Về quân sự: Pháp được quyền đóng quân ở bất cứ nơi nào xét thấy cần thiết, quân đội phải do các sĩ quan người Pháp chỉ huy.
    * Về kinh tế: toàn bộ các nguồn lợi trong nước đều do Pháp quản lý và chi phối.
……..
     Chấp nhận 27 điều khoản do Pháp đưa ra, hiệp ước Harmand đã tước hẳn quyền độc lập của nước ta, thừa nhận quyền “bảo hộ” của nước Pháp, dành cho nhà Nguyễn phần đất từ Đèo Ngang vào giáp Bình Thuận “để cai trị như cũ” dưới quyền điều khiển của một khâm sứ Pháp đóng tại Huế. Các nguồn lợi kinh tế trong cả nước (thuế quan, tài nguyên…) đều do người Pháp nắm. Về quân sự, vua Nguyễn phải triệt hồi binh lính ở Bắc Kỳ; quân đội Pháp sẽ có mặt và đóng đồn “ở bất cứ nơi nào xét thấy cần thiết” để bảo vệ “vua Việt Nam chống lại hết thảy các cuộc ngoại xâm, nội loạn”. Điều ước Harmand là sự phản bội tệ hại nhất của triều đình Huế đối với nhân dân nên bị nhân dân cả nước lên án và chống đối quyết liệt.
        Đầu tháng 12/1883, khi đã nhận được thêm viện binh từ chính quốc, Pháp đẩy mạnh các cuộc hành quân đánh chiếm nhiều nơi ở Bắc kỳ. Pháp dùng áp lực buộc triều đình Mãn Thanh ký Điều ước ngày 11/5/1884 tại Thiên Tân (Trung Quốc).

        Theo Điều ước Thiên Tân 1884, quân Mãn Thanh thừa nhận chủ quyền của Pháp ở Việt Nam và cam kết rút hết số quân đã tràn sang Việt Nam từ 1882 theo yêu cầu của triều đình Huế.

          Với Hiệp ước Harmand (8.1883) thực dân Pháp đã khẳng định quyền thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Nhưng cao trào kháng chiến của nhân dân bùng lên ngay sau đó buộc chính phủ Pháp thấy cần thiết tận dụng chính quyền cũ của nhà Nguyễn để hoàn tất cuộc xâm lược, hay nói đúng hơn, để “bình định” xứ này ít tốn kém nhất cả về người và của. Thủ tướng Ferry nói rõ: “Khôn ngoan hơn là chỉ nên nghĩ đến một cuộc bảo hộ… Muốn giúp cho công cuộc kinh doanh của nước Pháp ở Đông Dương đạt hiệu quả tốt thì nước Đại Nam [ý nói chính quyền nhà Nguyễn] không thể là một cái hư không được.”.

Do vậy, vấn đề “sửa đổi hiệp ước Harmand” được đặt ra. Một bản hiệp ước sửa đổi được thảo xong ở Paris, do Patenôtre mang sang buộc triều đình nhà Nguyễn ký vào (nhân chuyến đi Trung Hoa nhận chức đại sứ của y), thường gọi là hiệp ước Patenôtre.
Hiệp ước Patenôtre ký ngày 6.6.1884- Hòa ước Giáp Thân 1884:
Hầu hết nội dung các điều khoản trong bản hoà ước mới này không khác nhiều so với bản hoà ước Quý Mùi (Harmand) ký năm 1883, tuy nhiên có thêm hai điều khoản mới:
       * Chia nước Việt Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine) dưới ba chế độ khác nhau; mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.
      *Trả các tỉnh Thanh hóa , Nghệ An, Hà Tĩnh trước thuộc Bắc Kỳ nay thuộc về Trung Kỳ và trả tỉnh  Bình Thuận trước thuộc Nam Kỳ hoàn lại cho Trung kỳ.

 thai_do_cua_trieu_dinh_hue_.._500
Thái độ của triều đình Huế  và nhân dân trong cuộc kháng  chiến  chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1885)



Như vậy, hiệp ước Patenôtre đã hoàn thiện việc biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, đồng thời xác định rõ “vị thế mới” của nhà Nguyễn bên cạnh chính quyền thực dân Pháp, cả về đối nội lẫn đối ngoại.
       Điều ước Patenôtre 1884 đã xác lập quyền đô hộ lâu dài và chủ yếu của Pháp ở Việt Nam. Đến đây Nhà nước phong kiến Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp xâm lược.
Như vậy là sau 26 năm tiến hành chiến tranh xâm lược (1858 - 1884), thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành được ý đồ xâm lược - đã chiếm được hầu hết lãnh thổ Việt Nam.

Nhận xét