Cây sơn - Rhus succedanea

Sơn ăn tuỳ mặt, ma bắt tuỳ người.

Cây thường được gây trồng, nhưng trong thiên nhiên cây mọc rải rác trong các vùng mưa mùa nhiệt đới thứ sinh hoặc trong các trảng cây bụi ở hầu hết các tỉnh Bắc bộ và Trung bộ nước ta. Cây có chất nhựa, được nhân dân ta chế ra “sơn ta ” để gắn gỗ, làm đồ thủ công mỹ nghệ sơn mài. Chất laccol trong sơn ta kích thích gây dị ứng mạnh đối với da. Có khi chỉ đi ngang qua cây, ngửi thấy hơi sơn, đun củi có lẫn cây sơn... đã bị lở sơn. Người ta vẫn chưa biết loại da nào hay bị lở sơn, loại da nào không bị lở sơn. Trên thực tế thì có người bị lở sơn, còn một số người khác lại không bị. Người ở vùng trồng cây sơn hoặc sử dụng sơn ta làm sơn mài ít bị lở sơn. Trái lại những người có cơ địa dị ứng có khi chỉ đi ngang qua cây hay ngửi thấy đã bị lở sơn và lở nặng. Khi bị lở ở mặt sưng lớn, tạo các nốt mụn màu đỏ và cảm giác mặt rất nặng nề

Tham khảo thêm: http://www.vncreatures.net/chitiet.p...loai=2&ID=3465

Khi đi phượt các bạn (nhất là ở miền Bắc và miền Trung) cần tránh các vườn trồng cây Sơn (có nhiều ở Thanh Sơn - Phú Thọ) và thấy trong rừng cũng nên tránh để không bị "Sơn ăn tuỳ mặt, ma bắt tuỳ người" Chữa lở sơn cần tránh rửa nước lã, tránh gãi hoặc chà xát lên các chỗ da bị tổn thương; có thể dùng lá khế tươi giã nát đắp lên vùng da bị lở; chấm nước chè tươi, nước lá bàng, hoặc nước muối sinh lý (0,9% ) vào tổn thương; dùng lá sen khô, sắc lấy nước đặc rửa chỗ lở sơn ngày 2 - 3 lần; nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì chấm thuốc tím pha thật loãng 1/4.000 lên tổn thương và cần dùng thêm kháng sinh toàn thân. Có thể uống các thuốc kháng histamin chống dị ứng, giảm ngứa, giảm đau rát.

Nhận xét