Móc lớn Caryota rumphiana

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6a/Caryota_rumphiana.jpegTrong họ với Móc, ở vùng Bắc Kạn có thêm mấy loại nữa mà dân địa phương gọi là Đao, Báng...

Đao thì người ta hay lấy làm rượu đao. Cách làm là chặt cây xuống, đẽo lớp vỏ cứng bên ngoài thi bên trong lộ ra lớp lõi non, có nhiều tinh bột. Ở đoạn non, có thể băm nhỏ cho gà vịt ăn. Em đã nếm thử, có vị ngọt thanh nhan nhát. Người dân băm nhỏ, ủ với men để cho loại rượu đao uống thơm, có vị chua, nồng độ rượu chắc cũng cỡ như rượu vang. Một cây đao lớn có thể cho 50-80kg lõi như vậy. Và một đám cưới uống rượu tẹt ga cũng chỉ hết một cây đao. Còn để có cây đao ấy, phải mất hơn chục năm.

Một hồi, chả biết mấy bạn Khựa mua quả móc làm gì giá rất cao. Người dân thường cắt cả buồng đem bán. Rồi có lúc chẳng ai mua, lại bỏ không.

Nhưng cái em muốn kể là loại sâu móc-một loại đặc sản mà không phải ai cũng có cơ hội chén no như tụi em.

Sâu này có thể có ở cả đao, báng, móc nhưng người ta cứ gọi tất là sâu móc. Nó cũng như con đuông dừa ở miền Nam nhưng to và nhiều. Đuông dừa ăn đọt non làm cây dừa chết. Còn ở đay muốn có sâu móc thì chặt cả cây.

Bất cứ là Đao, Báng, Móc cứ to là được. Vì nó là NTFP (lâm sản ngoài gỗ) nên kiểm lâm cũng không quản lý, bảo tồn quá ngặt nghèo. Cách rằm tháng 7 khoảng 2-3 tháng, bà con đi kiếm cây to, chặt đổ cả cây xuống. Trên thân cây đổ, lấy búa đục các lỗ nhỏ dọc thân để bọ cánh cứng vào đẻ trứng. Trứng mở thành sâu non. Sâu ăn phần lõi chứa tinh bột bên trong và lớn thành những con sâu to tướng. Trước khi chúng lột xác bay đi, người dân bổ cây ra và nhặt lấy sâu để ăn hoặc bán. Trời ơi, có hôm vào bản vớ được cả 3-4 kg. Thoạt nhìn thì rất kinh, nhưng ăn thì ngon khỏi bàn luôn.

Mấy năm gian khổ trong rừng, thỉnh thoảng cũng được nếm tí sản vật, cũng gọi là được bù đắp đôi chút.

Sâu móc đây các bác.


Nhận xét