những nhà khoa học ngoại quốc đến Việt nam tìm hiểu và nghiên cứu về hoa lan

những nhà khoa học ngoại quốc đến Việt nam tìm hiểu và nghiên cứu về hoa lan như:

  • Joannis de Loureiro 1743-1782
  • George Finlayson 1821-1822
  • Gaudichard Geaupré 1837
  • Clovis Thorel 1861-1867
  • J.B.L. Pierre 1864-1877
  • Eugène Poilane 1880-1930
  • Cécil Boden Kloss 1918
  • Archille Finet 1896-1913
  • Francois Guillaumin 1907-1934
  • André Gagnepain 1929-1951
  • Pierre Tixier 1955-1966
  • Gunnar Seidenfaden 1966-1975
  • Leonid Averyanov từ 1966 và còn đang tiếp tục
  • Karel Petrzelka 1975-1998
  • Olaf Gruss
Để tri ân các khoa học gia ngoại quốc đã nghiên cứu về Hoa Lan của xứ sở chúng ta, xin lần lượt cống hiến các bạn yêu lan những tin tức tìm tòi trong sách vở hoặc trên các mạng thông tin.

  • Joannis de Loureiro 1743-1782
Joannis de Loureiro sinh năm 1710 và mất vào năm1791, ông một nhà truyền giáo người Bồ đào nha (Portugese) đã tới Nam Việt vào năm 1743. Ngoài việc giảng đạo. ông còn là một nhà khảo cứu về thực vật và địa dư. Ông sống tại đây 36 năm rồi trở về Lisboa vào năm 1782 và ấn hành cuốn Cây cỏ tại Nam kỳ (Flora Cochinchinensis) vào năm 1790. Cuốn sách này giá bán hiện tại là $489,95 USD nhưng trong các thư viện của các trường Đại học Califorrnia đều có.


Aerides odorata
Phan Nguyên Ân

Thrixspermum centipeda
Wikimedia commons

Trong tài liệu quan trọng này có ghi những loài lan Aerides (Giáng Xuân hay Giáng hương) trong đó có cây Aerides odorata và Thrixspermum centipeda (Mao tử) Ông cũng có sưu tập được một số hoa lan, một phần nhỏ được gửi tới Viện bảo tàng Anh quốc, phần lớn còn lại đã mang về Lisboa và bị vua Nã phá Luân (Napoleon) chiếm đoạt mang về Paris vào năm 1808.

  • George Finlayson 1821-1822
Năm 1821-1822 nhà giải phẫu và thiên nhiên học George Finlayson người Pháp,ông đã đi Thái Lan và Huế có mang về Pháp một số lan trong đó có cây Cymbidium finlaysonianum. Ông ta đã dùng tên mình để đặt tên cho cây lan này.

  • Gaudichaud Beaupré 1837
Ông là một dược sĩ và thảo mộc gia người Pháp sinh năm 1789 và mất năm 1854 Từ năm 1817 cho đến năm 1837 ông đi khắp nơi để nghiên cứu về cây cỏ và đến Đà Nẵng (Tourane) vào mùa Xuân năm 1837. Ông có mang về vườn Thảo mộc Paris một số cây lan.

  • Clovis Thorel 1861-1867
Sinh năm 1833 và mất năm 1911, ông là một bác sĩ người Pháp chuyên sưu tập hoa lan và cây cỏ. Năm 1866-1867 ông tham dự cuộc thám hiểm dọc sông Me Kong và thu lượm được một số lớn hoa lan mang về Paris. Trong số cây cỏ mang về có cây bắt ruồi Nepenthes thorelii mọc tại Tây Ninh, Lái Thiêu, Dầu Tiếng (Ti Tinh, Lo Thieu, Guia Toan)


Mẫu ướp khô tại viên bảo tàng Paris

Nepenthes thorelii
www.Photobucket.com

  • J. B. L. Pierre 1864-1877
Năm 1864 Jean Baptiste Louis Pierre, người Pháp, ông được bổ nhiệm chức Giám Đốc vườn Thảo mộc tại Saigon. Ông đi khắp Nam Việt, Căm Pu Chia và Thái Lan sưu tầm và nghiên cứu về hoa lan cho đến khi về hưu vào năm 1877. Bộ sưu tập của ông hiện giữ tại Paris và sau này đựợc Gagnepain nghiên cứu và tường trình trong cuốn Hoa cỏ tổng quát ở Đông Dương (Flore genérale de l'Indochine).

  • Eugène Poilane 1888-1930
Ông là một pháo thủ người Pháp đến Việt Nam vào năm 1888, sau Đệ I thế chiến ông làm việc với Viện Thảo Mộc và năm 1922 ông trở thành nhân viên Nha Kiểm Lâm. Ông lập đồn điền cà phê tai Khe Sanh vào năm 1926 và đi khắp Đông Dương thu lượm hoa cỏ gửi về Bảo tàng viện Saigon. Tới năm 1947 tính ra ông đã tìm được 36,000 mẫu thực vật trong đó có một số hoa lan. Ông ly dị với bà vợ người Pháp và lấy một người Nùng và sinh ra 5 con. Ông là người mang các giống cây từ Pháp, Nhật và các quốc gia khác đến Việt Nam.

  • Cécil Boden Kloss 1918
Nữ thảo mộc gia và cầm thú Cecil Boden Kloss người Anh (1877-1949), Giám đốc viện bảo tàng Mã Lai tại Kuala Lumpur đã đến Đà Lạt vào năm 1918 và đã mang về một số hoa lan cho viện Bảo tàng Anh Quốc và số lan này được Henry N. Ridley nghiên cứu vào năm 1921.

  • Wilhelm Micholitz (1854-1932)
Là một người gốc Đức làm việc cho Công ty Sander's & Son, Anh Quốc chuyên thu mua hoa lan và cây cảnh khắp Á châu. Ông đã tới Việt Nam vào khoảng năm 1905 và thu lượm khá nhiều hoa lan. Sau này có nhiều cây mang tên ông như:

Aerides micholitzii, Spathoglottis plicata var. micholitzii, Bulbophyllum micholitzii, Coelogyne micholitzii.


Phalaenopsis micholitzii
www.AsiaticGreen.com

Bulbophyllum micholitzii
www.Old.Mendelu.cz


Aeangis umbonata (Finet)
www.orchidspecies.com
Những cây lan do ông thu lượm đã mang về Paris, sau này được Finet, Gagnepain và Guillaumin nghiên cứu.

  • Archille Eugène Finet 1863-1913
Là một người Pháp, ông nghiên cứu về những cây lan ở Việt Nam và Đông Dương và ấn hành một số tài liệu nói về những cây lan ở Đông Dương hiện còn lưu trữ tại Viện Thảo mộc Paris. Năm 1898 ông nhận diện sưu tập hoa lan của Hoàng tử Henry d'Orleans với phần lớn là những cây ở phía Nam Vân Nam trong đó có 6 cây của Lào. Trong một tài liệu khá lớn vào năm 1901, ông liệt kê một danh sách các cây ở Đông Nam Châu Á hiện còn ở Paris, trong đó chừng mười mấy cây của Đông Dương. Trong tài liệu vào năm 1910, Finet đã nghiên cứu về những cây của Việt Nam, phần lớn do Eberhardt thu lượm, một vài giống mới được mô tả trong tài liệu này và trong các tài liệu khác. Finet là một nhà khoa hoc đứng đắn cho nên các biên khảo của ông rất đáng tin cây. Ông vẽ khá nhiều tài liệu phân tách về cây cỏ hiện còn tàng trữ tại Paris.

  • François Gagnepain (1866-1952)

Cirrhopetalum eberthartii (Gagnepain)
www.orchid.it
Ông là một người Pháp tên viết tắt là Gagnep. chuyên nghiên cứu về hoa lan tiếp theo Finet. Từ năm 1929 đến năm 1934 ông đã ấn hành 17 tài liệu ngắn mô tả nhưng cây lan mới của Đông Dương. Năm 1936-1967 ông viết chung với Henri Humert (1888-1967) một thảo mộc gia người Pháp trong cuốn Flore générale de l'Indochine.

  • André Guillaumin (1885-1974)
Ông là một người Pháp, tên viết tắt là Guill. Khởi sự nghiên cứu về hoa lan ở Tân tây lan vào khoảng 1920. Năm 1924 ông nghiên cứu về những cây lan hài tại Đông dương gồm các cây Paphiopedilum gratrixianum Paphiopedilum delenatii. Trong cuốn Flore générale de l'Indochine bắt đầu từ năm 1907 và phần đầu xuất bản vào năm 1912. Vào khoảng năm 1930 ông viết về những cây lan dựa theo những sưu tập tàng trữ tại Paris, trong số này có những cây ở Thái Lan. Các tài liệu do Gagnepain viết chung với ông gồm 96 loài và 485 giống.

Sau khi hoàn tất cuốn Flore génerale de l'Indochine, ông ấn hành nhiều tài liệu nhận dạng gồm có những bản vẽ mầu của Simond và Eberhardt. 38 tài liệu này đã được ấn hành từ năm 1940 cho đến năm 1965. Tổng cộng trước sau, có 75 cây mang tên ông và và Gagnepain. Những tài liệu sau này căn cứ vào những cây do Tixier sưu tầm được.


Paphiopedilum gratrixianum

Bulbophyllum tixierii
Andy'Orchid
  • Pierre Tixier 1955-1966
Tixier cũng là một người Pháp bắt đầu với công việc phụ tá cho Guillaumain. Căn cứ vào tài liệu do Guillaumain biên soạn và những cây do chính tay sưu tầm, ông khởi sự việc nghiên cứu vào năm 1955. Ông đã ấn hành một vài tài liệu mang tên ông. Năm 1966 ông ấn hành một cuốn sách nói về những cây phong lan ở phía nam dẫy Trường Sơn bao gồm về thời tiết và thổ nhưỡng. Ông thu thập một số lớn tài liệu mô tả và hình vẽ chưa từng phổ biến và trao cho Gunnar Seidenfaden.

  • Gunnar Seidenfaden (1908-2001)
Gunnar Seidenfaden một nhà ngoại giao người Đan Mạch, một nhà thám hiểm và là một chuyên gia hữu hạng về hoa lan của Á châu. Năm 1928 ông là một sinh viên xuất sắc về thảo mộc sau đó dổi sang kinh tế và chính trị. Sau khi tốt nghiệp, ông tòng sự tại Bộ Ngoại giao. Năm 1955 được bổ nhiệm là Đại sứ tại Thái Lan và sau đó tại 6 nước Á Châu. Tại Thái Lan ông cộng sự với Viện Kiểm lâm Hoàng gia trong những chuyến thám sát và sưu tầm hoa lan vào khoảng năm 1985. Ông đã viết nhiều cuốn về hoa lan của Thái như: The Orchids of Thailand A Preliminary List viết chung với bác sĩ Tem Smitinand, Orchid Genera in Thailand, Contributionsto the Orchid Flora of Thailand, The Orchids of IndochinaThe Orchids of Peninsular Malaysia and Singapore viết chung với Jeffrey Wood. Ông là một chuyên gia danh tiếng với 120 cây mới và là tác giả của 240 cây được định danh với một số hình vẽ của chính ông. Những loài lan mang tên ông gồm có Seidenfadenia, Seidenfadeniella, Seidenfia, Gunnarella, Gunnarorchis,Fadenia.

.
Seidenfaenia mitrata
www.wold.mendelu

Trong cuốn Hoa Lan tại Đông Dương "The Orchid of Indochina" xuất bản vào năm 2008 gồm 502 trang khổ lớn trong đó có khoảng 136 loài và 720 giống của Việt Nam. Sau này nhiều khoa học gia ngoại quốc và trong nước căn cứ vào cuốn sách của ông mà nghiên cứu thêm.

  • Leonid Averyanov
Ông sinh năm 1955 tại St Petersburg, tốt nghiệp đại hoc năm 1977 và đệ trình luận án Tiến sĩ vào năm 1983 về hoa cảnh và địa lý thực vật. Ông hiện là giáo sư thuộc phân khoa thảo mộc, trường đại học St. Peterburg và đã được chính phủ Nga Sô cử sang Việt Nam nghiên cứu về thảo mộc cùng với trường Đại học tổng hợp Hà Nội vào khoảng năm 1960. Khi không quân Hoa kỳ oanh tạc miền Bắc, ông trở về Nga sô và sau năm 1975 mới trở lại Việt Nam. Thoạt tiên ông được tổ chức UNESCO, Uỷ Ban Bảo Tồn Văn Hóa Thế Giới trợ cấp để nghiên cứu về con người và môi sinh, Man and Biosphere tại các hải đảo ở Việt Nam.

Tại Hội Hoa Lan Việt Nam ở Hoa Kỳ

Trong trang phục người H'Mong
Sau đó, ông được Viện Khoa Học Nga sô đài thọ kinh phí để nghiên cứu về cây cỏ Việt Nam. Trong 15 năm gần đây, năm nào ông cũng đến Việt Nam nghiên cứu về hoa lan, khi lâu vài ba tháng, khi ngắn cũng vài tuần. Ông đã được Hội hoa lan Hoa Kỳ, American Orchid Society, hội quốc gia địa dư, National geographic society, hội Hoa lan San Diego Orchid society và nhiều hội khác yểm trợ tài chánh để ông có thể tiếp tục nghiên cứu về hoa lan Việt Nam, bởi vì từ năm 1991 chính phủ Nga sô đã không còn cung cấp chi phí cho ông nữa. Trong những tài liệu Giáo sư Leonid Averyanov gửi cho chúng tôi, gồm chừng 300 giống thuộc 77 loài mới tìm ra tại Việt nam trong nhiều chuyến khảo sát từ năm 1984 cho đến năm 2006. Trong số này có khoảng 150 cây lan này không có ghi trong các sách Orchid of Indochina của Gunnar Seidenfaden.

Năm 2003 ông và tiến sĩ Phillip Cribb, tiến sĩ Phan kế Lộc, tiến sĩ Nguyễn tiến Hiệp viết chung một cuốn sách về lan Hài của Việt nam (Slipper Orchids of Việt Nam) với đầy đủ hình ảnh và chi tiết của nhưng cây nữ hài do chính ông và các cộng sự viên người Việt sưu tầm được.

Ngày 20 tháng 1 năm 2007, Hội Hoa Lan Việt Nam tại quận Cam Hoa Kỳ được vinh dự đón tiếp ông và trao tặng ông tước hiệu: Hội Viên Danh Dự.

Xin xem những bài: Hoa Lan Việt Nam, Tìm kiếm hoa lan Việt nam, Gặp gỡ Tiến sĩ Leonid Averyanov và Những cây lan mới của Việt Nam I & II. trên trang www.hoalanvietnam.org

  • Karel Petrzelka
Ông sinh năm 1945 tại Prague, Cộng Hòa Tiệp Khắc, tốt nghiệp Cao học Luật khoa năm 1968. Năm 1975-1988 ông giữ chức vụ Tổng Lãnh sự sứ quán tại Việt Nam. Trong thời gian này ông và người con trai Alex Petrzelka, Kỹ sư điện đã sưu tầm được 250 cây lan và khảo cứu khoảng 84 loài với 350 giống và thu được trên 400 tấm hình hoa từ năm 1989 đến năm 1998.


Năm 2007 tình cờ vào xem trang www.hoalanvietnam.org ông gửi cho chúng tôi tấm hình hoa lan Arachnis annamensis và sau đó gửi cho chúng tôi toàn bộ các tài liệu mà cha con ông đã thu thập được.

Hội hoa lan Việt Nam xin ghi nhận tấm lòng quảng đại của ông và đã tặng ông tước hiệu Hôi Viên Danh Dự.

Xin xem những loạt bài: Tường trình, Danh mục các giống lan VN có ghi rõ nơi tìm thấy và hình ảnh do ông và con trai thu lượm được trên trang Web www.hoalanvietnam.org.

  • Olaf Gruss
Ngày 19-1-2008 giáo sư Olaf Gruss người Đức một nhà nghiên cứu nổi danh về lan hài đã tới nói chuyện tại Hội Hoa Lan Việt Nam. Trong buổi nói chuyện này ông đã trình bầy về những giống lan Hài Việt Nam và những cây lai giống với những cây này. Đây cũng là đề tài mà ông đã sưu tầm, nghiên cứu và đã mang ra trình bầy tại Đại Hội Hoa Lan Thế giới kỳ thứ 19 tại Miami, Florida. Phụ họa với bài thuyết trình là 241 trang gồm hình ảnh những bông lan hài tuyệt đẹp mà ông đã công phu sưu tầm và thu vào ống kính. Xin xem phần hình ảnh trong trang www.hoalanvietnam.org.


Sau đó ông đã xuất bản cuốn Lan Hài Bạch Tạng (Genus Paphiopedilum Albino Forms) trong số này có 16 cây của Việt Nam.

Trong buổi nói chuyện kể trên Hội Hoa Lan Việt Nam cũng trao tặng ông tước hiệu Danh Dự Hội viên của hội.

Nhờ vào tài liệu của các khoa học gia kể trên chúng tôi đã thu lượm được hình ảnh và chi tiết tổng quát của 927 giống lan (species) thuộc 132 loài (genus). Xin thành thực tri ân những khoa học gia kể trên đã làm cho thế giới biết đến quê hương của chúng ta và hoa lan Việt Nam được vinh dự góp phần trong số kỳ hoa của loài người.

Nhận xét