Quân Pháp đánh chiếm tỉnh thành Gia Định (Sài Gòn). 17-2-1859

:


phap_danh_don_ky_hoa2
Pháp đánh thành Gia Định
Sau khi chiếm bán đảo Sơn Trà, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đánh chiếm thành Sài Gòn để thiết lập căn cứ quân sự.
Trên đường tiến quân vào Sài Gòn theo đường biển, liên quân Pháp – Tây Ban Nha liên tục nã đạn đại bác từ ngoài khơi vào các pháo đài của quân triều đình ở các vùng ven biển, nhất là ở Vũng Tàu.
Các đồn, bảo, các pháo đài bảo vệ thành Sài Gòn từ xa, liên tiếp thất thủ: pháo đài Phúc Thắng, bảo Lương Thiện (Biên Hòa), đồn Phúc Vĩnh, đồn Danh Nghĩa (Gia Định). Cửa biển Cần Giờ do Đề đốc Gia Định là Trần Trí chia quân đóng giữ, cũng lọt vào tây giặc.
Quân giặc theo đường sông tiến áp sát tỉnh thành và đổ bộ công phá thành. Thành vỡ. Án sát Lê Tứ tự vẫn theo thành; Hộ đốc Vũ Duy Ninh rút khỏi thành, đến thôn Phúc Lý, huyện Phúc Lộc, cũng thắc cổ tự vẫn; Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Thực và lãnh binh Tôn Thất Năng đem tàn quân rút về bảo Tây Thái huyện Bình Long.
Chỉ sau một thời gian ngắn, quân Pháp đã kéo vào chiếm đóng Sài Gòn, tỉnh thành của Gia Định lúc bấy giờ.
 Nguồn:Dương Kinh Quốc 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858-1918), Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 13

Pháp tấn công thành Gia Định
Ngày 17/2/1859, sau khi tấn công 12 đồn dọc hai bờ sông và 3 cảng trên sông Sai gòn, thực dân Pháp đã chiếm thành Gia Định .
Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng , xâm lược  Việt  Nam với mục tiêu biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp.
Tháng 2/1859, sau khi kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản ở Đà Nẵng , thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định.
Từ ngày 11- 15/2/1859 quân Pháp lần lượt triệt hạ đồn phòng vệ của triều đình Huế  đóng dọc theo sông Sài Gòn.
Khi đó, lũy thành Sài Gòn được tổ chức phòng thủ ở 2 mặt, mặt Nam là hai pháo đài phòng vệ, mặt Bắc là một lũy thành với nhiều pháo đài lồi.
Tối 15/2, viên chỉ huy người Pháp Rigault de Genouilly cho tấn công và hủy diệt ngay một trong 2 pháo đài ở mặt Nam, pháo đài còn lại cũng bị triệt hạ vào sáng 16/2.
Ngày 17/2/1859, chiến hạm Phlégéton án ngữ trực diện cổng thành, chiến hạm Primauguet và 2 pháo hạm L'Alarme, L'Avalanche, bảo vệ mặt trận phía trước, còn pháo hạm La Dragonne, Le Prigrent và thông báo hạm El Cano bảo vệ mặt trận phía sau. Tất cả đồng loạt nổ súng để yểm trợ lực lượng đổ bộ áp sát thành Gia Định. Thiếu tá Henri des Paillères chỉ huy 2 đại đội bộ binh đánh vào sườn trái, còn Đại úy Gallimard chỉ huy toán công binh đánh sập cửa lớn và các vách thành, hỗ trợ cho bộ binh tràn vào thành. Một đại đội khinh binh Tây Ban Nha dưới quyền của Thiếu tá Palance nằm chờ tăng viện cho 2 cánh quân trên. Một tiểu đoàn trừ bị nằm đợi lệnh trên bãi công dưới quyền chỉ huy của Trung tá Raybaud. Lực lượng Tây Ban Nha dưới quyền của Đại tá Lanzarotte cùng một nửa tiểu đoàn hải quân ở cánh tả, được lệnh áp sát vách thành.
Trước sự tấn công hoả lực ác liệt của quân Pháp, do lực lượng mỏng lại ở thế bị động nên đội quân của triều đình Huế nhanh chóng tan rã, chỉ còn khoảng 1.000 người tiếp tục cầm cự dưới trận mưa pháo ở sườn mặt. Đại tá Lanzarotte được lệnh dốc toàn lực đẩy lùi cánh quân này ra khỏi mặt Bắc lũy thành Sài Gòn.
Ngày 17/2, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chiếm đóng nhiều vị trí, đồn binh của quân triều đình trong thành Sài Gòn.
rong khoảng thời gian một tuần, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã làm chủ một vùng đất rộng 25 dặm dọc theo sông Sài Gòn và toàn bộ thành Sài Gòn.
Sau cuộc tấn công, quân Pháp thu được 200 khẩu đại bác bằng sắt và đồng, một hộ tống hạm và 7 chiến thuyền gỗ còn đang nằm ụ, 20.000 vũ khí, 85.000 kg thuốc nổ, một két sắt chứa 130.000 quan, ước tính triều đình Huế bị tổn thất khoảng 20 triệu quan Pháp.
Sau cuộc tấn công xâm lược Sài Gòn năm 1859, toàn bộ hạm đội Pháp rút đi và chỉ để lại một đội quân trú phóng do Đại tá D'ariès trấn giữ, đối đầu với quân chi viện của triều đình Huế do ôngNguyễnn Tri Phương  và Tham tán Đại thần Phạm Thế Hiển.
Ngày 24/2/1861, Pháp tấn công đồn Chí Hòa , sau 2 ngày đồn Chí Hoà thất thủ.
Ngày 28/2/1861, Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn
Ngày 5/6/1862, đại diện triều đình Huế là Phan Thanh Giản , Lâm Duy Hiệp đã ký với đại diện nước Pháp Bonard hòa ước Nhâm Tuất. Theo đó, triều đình Huế nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa , Gia Định, Định Tường, từ đó, Sài Gòn trở thành thuộc địa của Pháp.

Nhận xét