Danh pháp hoa lan​


Hoa lan hay Orchids là những từ ngữ quá đỗi gần gũi và quen thuộc với anh chị em. Ngày ngày, chúng ta vẫn chăm sóc nâng niu, lo sợ bệnh hại hay thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa lan. Trên thực tế, thuật ngữ "Hoa lan lại ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp là vô vàn bí ẩn khoa học.
Để có thể hiểu được tên hoa lan khi nhìn vào một danh mục hoặc có thể viết tên chính xác tem (thẻ) cho cây, chúng ta cần có một kiến thức cơ bản về danh pháp và hệ thống đặt tên hoa lan.
Vì vậy, đi tìm hiểu thêm một chút kiến thức cơ bản trong ngành khoa học mà phần lớn dành cho các anh chị chuyên ngành, với tinh thần học hỏi là chính, em lập topic này mong mỏi anh chị em chúng ta trao đổi, đóng góp và tìm hiểu về danh pháp khoa học của các loài hoa lan cơ bản. Để căn cơ chi tiết thì không thể hoặc không chuyên sâu để diễn tả hết, nên cũng chỉ liệt kê thông tin cơ bản mà thôi. 

1. Giới thiệu:
1.1. Quy định về danh pháp: Bộ luật Quốc tế về danh pháp thực vật (ICBN) định nghĩa một cấu trúc thứ bậc để có thể phân loại thực vật. Trong đó, người ta có quy định các cấp độ của hệ thống phân cấp hoa lan.
1.2. Khái quát "Hoa lan":
Cây hoa lan là một thành viên của họ Orchidaceae; nhóm có hoa lớn nhất. Theo công bố của một số vườn quốc gia và tài liệu công bố liên quan, người ta ước tính ít nhất 25,000 loài lan khác nhau đã được chấp nhận và còn rất nhiều loài còn chưa được biết đến hoặc chưa được phân loại thực vật. Những nhà vườn trên thế giới đã tạo ra hơn 100.000 loài lai thương mại khác.
Cây hoa lan có thể mọc ở hầu hết các miền khí hậu, trừ các sa mạc, nhưng đa số sinh sôi tại các miền khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây hoa lan cũng có thể sống trên mọi hình thái đất, bao gồm đất sỏi cằn hoặc bám trên cây. Màu sắc hoa lan cũng phụ thuộc chủ yếu vào khu vực địa lý mà chúng sinh sống. Một cây lan Châu Á có màu sắc sáng hoặc sặc sỡ đa sắc, còn cây ở Châu Phi thường mang sắc trắng. Kích thước thì cũng thay đổi theo từng loài.
Trong số rất nhiều loài hoa lan khác nhau đã tìm thấy, một số thì dễ trồng tại nhà. Có loài kiên cường đến lạ kỳ và có thể tồn tại ở các điều kiện thời tiết cơ bản có môi trường ấm áp dồi dào ánh nắng.
2. Hệ thống phân cấp ICBN đối với hoa lan:
Khi tra cứu một trang hoa lan nước ngoài, ví dụ đối với Catteleya intermediate var. alba chúng ta thường thấy xuất hiện:
Phân cấp khoa học(Scientific Classification)
Kingdom: Plantae
Division: Spermatophyta/ Magnoliophyta
Class: Liliopsida
Order: Asparagales
Family:Orchidaceae
Subfamily: Epidendroideae
Tribe: Epidendreae
SubTribe: Laeliinae
Genus: Cattleya
Species: C. intermedia
Variety ~ var: alba


Điều này được hiểu là các cấp độ của hệ thống phân cấp đối với hoa lan là:
Cấp phân (Rank)
Giới(Kingdom): Thực vật (Plantae)
Ngành(Division): có đuôi VT "phyta", có hạt (Spermatophyta)
Phân ngành(Subdivision): có đuôi VT "phytina", có hoa hay hạt kín (Magnoliophytina)
Lớp(Class): có đuôi VT "opsida", một lá mầm (Liliopsida)
Phân lớp(Subclass): có đuôi VT "idae", lớp hành (Liliidae)
Nhóm(Order): có đuôi VT "ales", phong lan (Orchidales)
Phân nhóm(Suborder):có đuôi VT "ineae" 
Họ(Family): có đuôi VT "aceae", phong lan (Orchidaceae)
Phân họ(Subfamily):có đuôi VT "oideae", biểu sinh (Epidendroideae)
Tông(Tribe): có đuôi VT "eae", Epidendreae* 
Phân tông(Subtribe): có đuôi VT "inae", Laeliinae**
Chi(Genus): Cattleya
Phân chi(Subgenus): 
Bộ(Section):
Phân bộ(Subsection): 
Hệ(Series)
Phân hệ(Subseries):
Loài(Species): intermedia
Phân loài (Subspecies) (subsp or ssp):
Thứ loài(Variety ~ var):alba
Phân thứ loài(Subvariety ~ sub var):
Dưới thứ(Form (f)):
Phân dưới thứ (Subform (subf)): 

Chú giải:
Epidendreae: Kunth 1815, Bentham and Hooker in 1883 and Schlechter 1926.
Laeliinae: Một số danh sách các gien
Variety hay var. ~ Thứ loài: 1. Sự chia nhỏ tự nhiên của loài với các đặc trưng hình thái phân biệt 2. Chủng xác định của một giống cây trồng, lựa chọn trên cơ sở di truyền đồng nhất kiểu hình (đôi khi là kiểu gien).
Các cấp phân có chữ in đậm được Bộ luật Quốc tế về danh pháp thực vật công nhận (ICBN) là các cấp phân chính. Để phân loại một sinh vật, người ta không nhất thiết phải áp dụng tất cả các cấp phân như bảng trên mà chỉ sử dụng các cấp phân cần thiết. Các nhóm thực vật lớn hơn thì được sử dụng nhiều cấp phân hơn.

Nhìn các dữ liệu, chúng ta có thể hiểu được là Catteleya intermediate var. alba; chi Catteleya loài intermediate; thứ loài alba; thực vật hạt kín, một lá mầm, lớp hành; phong lan biểu sinh.
2.1. Quy ước chung:
Để gọi tên một loài hoa lan, bắt buộc phải áp dụng các cấp phân của Chi (Genus) và loài (Species) + thứ loài(Variety ~ Var.). Trong đó:
- Loài: Là 1 nhóm phân loại có các đặc tính tương đồng, sinh sôi nảy nở một cách riêng biệt khác với các nhóm khác, một dòng tế bào đơn chuyển hóa từ một tổ tiên thông thường. Ví dụ Dendrobium bigibbum, Cattleya forbesii vv...
- Chi: Một nhóm các loài
- Thứ loài (Variety ~ var.): Một biến thể hoặc một phân loại (subspecies) khác hẳn bởi tập quán nuôi trồng, kích thước...vv. Ví dụ: Dendrobium bigibbum var. compactum.
*Ghi chú:
- Rất hiếm khi người ta sử dụng cấp phân khác như phân loài (Subspecies), cấp dưới thứ (Form) và phân dưới thứ (Subvariety)...
- Biến thể: Một cá thể mà khác kiểu di truyền với các cá thể trong các quần thể...
2.2. Quy định cách viết:
2.2.1. Viết tên các loài:
- Lấy ví dụ là tên: Dendrobium speciosum var. grandiflorum ‘Lemon Ice’
Dendrobium: Tên Chi (genus)
Dendrobium speciosum: Tên đặc trưng (loài)
Dendrobium speciosum var. grandiflorum: Tên biến thể (biến thể) 
Dendrobium speciosum var. grandiflorum ‘Lemon Ice’: Tên canh tác (hệ vô tính)

- Cách viết:
Dendrobium: Tên chi, tiếng Latinh, in nghiêng, chữ cái đầu viết Hoa
speciosum: Tên có nghĩa (tính ngữ), tiếng Latinh, in nghiêng, chữ thường
grandiflorum: Tên biến thể có nghĩa, tiếng Latinh. var. không in nghiêng, tên giống tốt in nghiêng
+ 'Lemon Ice': Tên canh tác có nghĩa , không phải tiếng Latinh, trong dấu ngoặc đơn, không nghiêng, các chữ cái đầu tiên viết hoa.
2.2.2. Viết tên một lai tự nhiên khác Loài (Natural interspecific hybids)
Lai tự nhiên xảy ra trong Chi thường được một tên
- Lấy ví dụ tên: Dendrobium x delicatum ‘Joy Bells’
Dendrobium: Tên Chi (genus)
Dendrobium x delicatum: Tên tập hợp
Dendrobium x delicatum ‘Joy Bells’: Tên canh tác (hệ vô tính)
- Cách viết:
Dendrobium: Tên chi, tiếng Latinh, in nghiêng, chữ cái đầu viết Hoa
delicatum: Tên tập hợp, tiếng Latinh, in nghiêng, chữ thường
+ ‘Joy Bells’: Tên có nghĩa cây canh tác, không phải tiếng Latinh, trong dấu ngoặc đơn, không nghiêng, các chữ cái đầu tiên viết hoa.

Dấu nhân (x) trong thực tiễn có thể không thể hiện nhưng về mặt kỹ thuật phải thể hiện mới đúng. x viết chữ thường.

Nhận xét